Giáo án hoạt động khám phá xã hội đề tài Bé vui tết Trung thu, sẽ giúp thầy cô dễ dàng lên kế hoạch, soạn giáo để chuẩn bị thật tốt bài giảng cho các bé dịp Tết Trung thu 2021 này.
Với đề tài trò chuyện về Tết Trung thu, Hát Rước đèn dưới trăng… sẽ giúp các cô có thêm nhiều ý tưởng mới, dễ dàng lên kế hoạch chuẩn bị cho bài giảng của mình thật tốt. Mời các cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Giáo án hoạt động khám phá xã hội Mầm non
Kế hoạch nhánh 3: BÉ VUI TẾT TRUNG THU
Từ ngày………..
Hoạt động | Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ năm | Thứ Sáu | ||||
Đón trẻ, chơi, Thể dục sáng |
* Đón trẻ: Trò chuyện với phụ huynh về sức khỏe và học tập của cháu . * Trẻ chơi với các đồ chơi trong lớp * Trò chuyện: – Mở chủ đề “ Bản thân” nhánh “ – Trò chuyện với trẻ về bản thân của trẻ. – Trò chuyện với trẻ về gưới tính – Trò chuyện với trẻ về tên tuổi của bé. – Trò chuyện với trẻ về tên của bé , bé là trai hay gái,. * Thể dục sáng: Tập theo nhạc, kết hợp dụng cụ hoa đeo tay 1. Khởi động : Đi dích dắc, chuyển đội hình vòng tròn đi các kiểu đi. 2. Trọng động : Các động tác tập 4 lần 4 nhịp – Hô hấp 1: Thở ra, hít vào.(MT1) – Tay 4: Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau. – Bụng 2: Đứng nghiêng người sang bên (Tay chống hông) – Chân 3: Đứng nâng cao chân, gập gối. – Bật 2: Bật về trước . 3.Hồi tĩnh : Hít thở nhẹ nhàng |
||||||||
Hoạt động học |
– KPXH Trò chuyện tết trung thu |
Âm nhạc Hát “ Rước đèn dưới trăng” |
LQVT Phân biệt tay phải, tay trái |
Tạo hình Tô màu đèn trung thu |
Vận động Bật về trước, đi kiểng gót |
||||
Chơi, hoạt động ở các góc |
* Phân vai :Mẹ con- Bác sĩ phòng khám – Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi. – Cùng thảo luận về nội dung đóng mẹ, con, bác sĩ. – Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. – Cô hướng dẫn cháu biết đóng vai mẹ, con, bác sĩ, bệnh nhân,…. Giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi, mối liên hệ giữa các nhóm chơi. * Góc Xây dựng : Xây nhà của bé – Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung xây nhà của bé, chọn vật liệu, cách xây dựng, bố trí.,. – Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. * Góc Âm nhạc : + Hát,múa,những bài hát có nội dung về Tết trung thu – Cô cho cháu hát: “Rước đèn dưới trăng”. – Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung nghe hát, vận động các bài hát về tết trung thu của bé. – Cháu về góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi Cô hường dẫn cháu nghe và vận động minh họa theo lời bài hát nhịp nhàng, thể hiện được phong cách khi biểu diễn qua các bài hát về ngày hội trăng rằm. * Góc Tạo hình: Tô màu trang trí đèn trung thu….. – Cô cho cháu hát “ Rước đèn dưới trăng ” – Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về nội dung và cách làm – Cô hướng dẫn cháu cách tập cầm bút và tô màu tranh để trang trí đèn trung thu…… Cháu phân công nhau làm. Khi trẻ đã hoàn thành sản phẩm cô gợi ý cho trẻ thay đổi góc chơi khác. * Góc Thư viện : Xem tranh truyện kể sáng tạo về các hoạt động của ngày tết trung thu. – Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung để xem tranh, truyện, kể chuyện theo tranh – Cô hướng dẫn trẻ cách lật giở sách nhẹ nhàng để xem tranh truyện có nội dung về ngày tết trung thu . Cô hướng dẫn cho cháu xem và kể truyện theo tranh, biết kể diễn cảm, kể có sáng tạo . * Góc Học tập: Xem tranh ảnh, truyện,… về nội dung tết trung thu, tìm tay trái, tay phải của bản thân. – Cháu lựa chọn góc chơi cùng thỏa thuận, phân vai chơi. + Quá trình chơi – Cô hướng dẫn cháu cách xem tranh ảnh, truyện,…về nội dung tết trung thu, trẻ làm các bài tập mở như: tìm tay trái, tay phải,…gợi mở trẻ thực hiện bài tập. * Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, tưới cây, tỉa hoa, chăm sóc cây con – Cô cho cháu chơi: Gieo hạt – Cô gợi cho trẻ chọn góc chơi, cùng thảo luận về lựa chọn nội dung chăm sóc và tưới các loại cây kiểng. – Cô bao quát, gợi mở cháu cách chăm sóc cây, lau lá, tưới nước cho cây và bảo vệ cây trồng. Cô gợi ý cho trẻ trồng thêm một số cây cảnh vào khu vực vườn cây của lớp. * KPKhoa học: Pha nước màu. – Cho cháu cùng chuẩn bị nước, màu, chai nhựa. Thỏa thuận vị trí để nước, màu, chai và cách pha nước màu – Cháu phân công nhau quan sát quá trình pha nước màu. Nhận ra được pha nước màu thì như thế nào?, màu xanh thì như thế nào?. Biết đặt câu hỏi tại sao? Như thế nào? |
||||||||
Chơi ngoài trời |
* Quan sát có mục đích : – Thơ: “ Bé yêu trăng” – Trò chuyện về ánh trăng ngày tết trung thu. – Quan sát đèn trung thu – LQ luật giao thông đường bộ – Tô màu tranh chú cuội, chị hằng. * Trò chơi vận động : * Trò chơi dân gian – Về đúng nhà. – Tập tầm vông – Đuổi bóng. – Chi chi chành chành. * Chơi tự do |
||||||||
Hoạt động ăn , ngủ |
– Trẻ ăn đầy đủ các thức ăn có trong 4 nhóm thực phẩm được chế biến từ rau, thịt, Cá, trứng, có các chất bột đường, chất đạm… – Trẻ biết giữ gìn áo quần sạch sẽ, tự lau rửa mặt đúng . – Trẻ ngũ ngon giấc, không nói chuyện, dậy đúng giờ. – Trẻ biết cùng cô và bạn dọn vệ sinh khu vực lớp . |
||||||||
Chơi, Hoạt động theo ý thích |
– Bé vui tết trung thu – Rèn trẻ cách rửa tay theo 6 bước- TCHT: Nhớ tên – – Xem tranh về ngày tết trung thu -TCHT: Cái túi kì lạ. – Câu chuyện bất ngờ- TCHT: Nhớ tên – Lao động sân trường- Chơi tự do |
||||||||
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ |
Biết nhắc cô, bạn tắt điện, quạt trước khi ra về . Vệ sinh: Trẻ đọc thơ. Hát. Nhắc lại thao tác vệ sinh. Nêu gương : Trẻ Nx, cô NX, tẻ cắm cờ thay hoa Trả trẻ: Nhắc nhở cháu chào cô khi ra về , chào ông bà , cha mẹ |
Thứ 2 ngày…. tháng ….. năm …….
Lĩnh vực: PTNN
Hoạt động: KPXH
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ TẾT TRUNG THU
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu được ý nghĩa về ngày tết trung thu
- Trẻ biết khám phá về ngày trung thu
- Rèn luyện khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý.
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh môi trường
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- 1 Số tranh ảnh về các hoạt động vui chơi trong ngày têt trung thu như: Múa lân, phá cổ, rước đèn.
- Tivi, đầu đĩa, băng nhạc.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi cháu 1 đèn ông sao, 1 ít kẹo và bánh trung thu để các cháu phá cổ, Đầu lân, mặt nạ ông địa.
- Mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô về các hoạt động vui chơi trong ngày tết trung thu.
3. Địa điểm: – Trong lớp
III. Tổ chức thực hiện:
1. Hoạt động 1: Ôn định tổ chức:
Cho cả lớp hát bài : “Rước đèn dưới ánh trăng”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài gì?
- Khi nào thì các con được đi rước đèn dưới trăng?
- Mỗi năm, cứ đến rằm tháng tám là tết trung thu lại về, ngày đó có rất nhiều trò chơi và các cháu được đi rước đèn, được phá cổ rất vui. Thế hôm nay các cháu có muốn cùng cô trò chuyện về ngày tết trung thu không?
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động:
a/. Cho trẻ làm quen với các đối tượng:
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về ngày tết trung thu.
* Đối tượng 1: Đội múa lân
- Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng tám, các cháu được xem gì nào?
- Các cháu kể cho cô và các bạn nghe trong đội múa lân có gì nào?
* Đối tượng 2: Một số lồng đèn các bạn rước trong ngày tết trung thu
- Các con ơi khi được xem múa lân xong các con làm gì? Khi đi trước đèn có các loại đèn gì?
. Đối tượng 3: Phá cổ
- Sau khi xem múa lân, rước đèn các cháu làm gì nữa?
- Các cháu kể xem trong mâm cổ có gì nào?
* Giáo dục: Ăn bánh kẹo xong phải bỏ rác vào thùng rác?
b. Luyện tập củng cố:
* Trò chơi 1: “Làm theo yêu cầu của cô”
- Cô phát cho mỗi cháu 1 rổ tranh lô tô, khi nghe cô yêu cầu đưa tranh gì lên thì các cháu chọn và giơ cao lên
- Ví dụ: Cô nói trung thu các cháu được xem gì mà có ông địa – Trẻ đưa tranh múa lân lên và nói múa lân.
* Trò chơi 2: “Ngày hội trung thu”
- Cách chơi: Cô gọi 1 vài trẻ lên đội đầu lân để múa cho cả lớp cùng xem, sau đó cô cho trẻ chơi rước đèn và cùng nhau phá cổ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé yêu trăng”
CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC
- Góc Phân vai: Mẹ con – Bác sĩ phòng khám.
- Góc xây đựng: Xây nhà của bé.
- Góc Tạo hình: Tô màu trang trí đèn trung thu.
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, tưới cây, tỉa hoa, chăm sóc cây con
CHƠI NGOÀI TRỜI
Thơ “Bé yêu trăng”
I. YÊU CẦU:
- Cháu đọc thuộc bài thơ “Bé yêu trăng” một cách diễn cảm
- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ, rèn luyện từ cho trẻ
- Trẻ biết giúp đỡ bạn. Biết yêu thương bạn bè
II. Chuẩn bị:
- Mô hình minh họa
- Tranh chữ to bài thơ: “Bé yêu trăng”
- Đồ chơi.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Làm quen bài thơ “Bé yêu trăng”
a. Ổn định tổ chức
- Lớp hát “ đem trung thu”
- Các con mới hat bài nào?
- Đêm trung thu thi như thế nào?
- Đêm trung thu các con đi đâu?
- Cô thấy các con có mọt đêm trung thu rất vui ne , bây giờ giờ có ông trăng ma chúng ta càng vui hơn vậy hôm nay cô sẽ cho các con đọc một bài thơ nói về ông trăng đó là bài thơ “ Bé yêu trăng” rất hay các con lắng nghe cô đọc nhé.
b/Truyền thụ bài thơ đến trẻ
* Cô đọc thơ
- Cô đọc lần 1: Kết hợp mô hình – Giáo dục
- Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp tranh chữ to
* Đọc trích đoạn:
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Lớp đọc theo cô kết hợp tranh chữ to vài lần
- Cho tổ đọc
- Nhóm nam đọc – Nhóm nữ đọc
- Lớp đọc lại cùng cô 1 lần kết hợp tranh chữ to
* Đàm thoại
- Cô dạy các con bài thơ gì? Bài thơ nói gì?
- Trong bài thơ các con phải yêu trăng như thế nào?
- Chị Hằng thì như thế nào?
- Chú Cuội thì ra sao?
c. Củng cố
Mọi người chúng ta ai cũng có ba mẹ hết, khi đi học các con phải biết chào cô chào ba mẹ rồi vào lớp học vui vẻ chiều ba mẹ đón về nhà sớm các con không khóc ba mẹ các con rất là vui, cô đây cũng rất vui vì các con ngoan ngoãn và vâng lời. Vậy các con đi học đừng khóc nhè nữa nhé!
Lớp hát “Múa vui” và làm động tác minh họa
* Kết thúc: NX- TD
2. Hoạt động 2: Trò chơi
* TCVĐ: Về đúng nhà
– Cô giải thích cách chơi và luật chơi.
Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời.Vẽ trên sân những căn nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn thật rộng.Phát cho mỗi trẻ một “số nhà”. Quy định:
- Số 1 là hình tam giác.
- Số 2 là hình vuông.
- Số 3 là hình tròn.
- Số 4 là hình chữ nhật.
Một trẻ làm “mèo”. Những trẻ khác làm “chim non”. Bình thường “chim non” phải cầm số nhà mình đi rong chơi.
Khi người hướng dẫn ra hiệu lệnh “bắt chim” hoặc thổi còi làm lệnh. (Có thể lắc trống, rung chuông thay thế còi) “chim non”phải chạy nhanh và vào đúng số nhà của mình.Khi chơi đã quen thì các chú “chim non” đổi nhà cho nhau.
Những con chim nào vào nhầm nhà thì sẽ bị đổi vai thành “mèo”, còn “mèo”sẽ chuyển vai thành chim non.
Để trò chơi sinh động, giáo viên hướng dẫn ra hiệu lệ:
- Cho cháu chơi.
- Nhận xét cháu chơi.
* TCDG: Tập tầm vông
– Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi
Luật chơi: Trẻ nào đoán đúng được bàn tay có dấu đồ vật thì sẽ được thực hiện hình phạt do hai trẻ tự thỏa thuận trước khi chơi. Nếu trẻ đoán sai thì sẽ bị phạt ngược lại.
Cách chơi: Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong một bàn tay, trái hoặc phải (vd: viên sỏi) và giấu vào sau lưng. Sau đó, người đó đọc to bài đồng dao
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay không tay có
Tay có tay không?
Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra.
Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi.
- Cô tổ chức cháu chơi
- Lớp chơi cô bao quát nhận xét
3/ Hoạt động 3:Chơi tự do
Nhận xét các sản phẩm đã làm được.- Kết thúc: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Bé vui tết trung thu
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ nhớ và hát thuộc được những bài về ngày tết trung thu.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Cháu chơi được trò chơi,làm vệ sinh đúng thao tác.
- Cháu chơi trật tự, vui vẻ, giữ vệ sinh sạch gọn.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá…(nếu có điều kiện cô có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt…).
- Đồ chơi
- Khăn, ca, nước
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Bé vui tết trung thu:
– Cô giới thiệu chương trình văn nghệ mừng tết trung thu
– Cô mời các ca sĩ lên góp vui cho chương trình:
- Bạn Vi hát bài: “ rước đèn dưới trăng”
- ……………..
– Mời tổ , nhóm, cá nhân hát
– Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn học giỏi để có một ngày tết trung thu thật vui.
2. Hoạt động 2: TCHT: Nhớ tên
– Cô nói luật chơi cách chơi.
Cách chơi:
Tất cả ngồi thành vòng tròn cô gọi một bạn nào đó thì lập tức hai bạn ngồi hai bên liền hô có và bạn được gọi tên lại gọi tên một bạn khác , trò chơi cứ tiếp tục như thế.
Trẻ ngồi thành vòng tròn theo từng nhóm ( khoảng 3 -5 trẻ). Cô giáo (hoặc trẻ trong nhóm) vỗ nhẹ vào trẻ ngồi bên cạnh và nói tên 1 trẻ nào đó trong lớp. Trẻ phải nhắc lại tên đó rồi lại vỗ nhẹ vào bạn bên cạnh và nói một tên khác (không được trùng với tên mà trẻ trước đã nói). Trẻ nào nói được nhiều tên các bạn trong lớp sẽ là người thắng cuộc.
Luật chơi:
Bạn được gọi trúng tên hô có , sẽ bị phạt cả hai bạn ở hai bên , nếu chậm trễ hoặc sai là bị phạt.
– Cô tổ chức cho cháu chơi
3. Hoạt động 3:Chơi tự do
- Trẻ tự chọn đồ chơi với bạn và chơi theo ý thích
- Cô quan sát trẻ chơi
Vệ sinh – Nêu gương
* Vệ sinh:
- Nhắc lại thao tác rửa tay, rửa mặt
- Lần lượt từng tổ thực hiện
* Nêu gương:
- Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan
- Trẻ tự nhận xét, có ý kiến về bạn
* Trả trẻ:
- Nhắc trẻ đi học đều, đúng giờ, mặc đồng phục khi đến lớp.
- Nhắc trẻ chào cô, về nhà chào ông bà, ba mẹ, anh chị
** Nhận xét trẻ cuối ngày
1/ Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
2/ Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
3/ Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2020
Lĩnh vực: PTTM
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: Hát “ Rước đèn dưới trăng”
I. Mục đích yêu cầu:
- Hát đúng giai điệu lời ca, thể hiện cảm xúc âm nhạc.
- Rèn kỹ năng hát đúng cường độ, trường độ theo yêu cầu của bài hát.
- Xác định các hướng trong không gian so với điểm chuẩn của bản thân.
- Phát triển tai nghe, khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của hình ảnh “Rước đèn Trung thu” và “phá cỗ đêm rằm tháng tám”
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài hát “Rước đèn dưới trăng”.
- Đàn, đĩa nhạc …
* Tích hợp: GDLG
III. Tổ chức hoạt động:
1/ Hoạt động 1:
– Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ:
- Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
- Các bạn nhỏ đang làm gì vậy?
- Rước đèn vào ngày gì vậy?
– Cô giới thiệu bài hát ” Rước đèn dưới ánh trăng ” của chú Phạm Tuyên.
– Cô hát cho trẻ nghe + nhạc đệm
– Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác
– Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô …
– Đàm thoại về nội dung bài hát:
Bài hát nói về hình ảnh gì vậy?
- Các bạn biết gì về hình ảnh “phá cỗ linh đình”?
- Ánh trăng trong bài hát được mô tả thế nào?
– Tổ chức cho trẻ luyện tập: lần lượt từng nhóm, tổ …
2/ Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu TCAN ” Tiếng hát ở đâu “
- Giải thích cách chơi: đội mũ chóp kín cho 1 trẻ, gọi một trẻ hát để trẻ kia xác định hướng của bạn mình đứng ở đâu theo vị trí của bản thân
- Gọi vài trẻ khá chơi trước, chú ý cho trẻ định hướng chính xác vị trí của bạn mình theo điểm chuẩn của bản thân trẻ …
- Có thể gọi các trẻ làm trọng tài tham dự xác định lại theo điểm chuẩn của bạn mình, gợi ý trẻ chú ý vị trí trong không gian để nhận xét cho chính xác …
3/ Hoạt động 3:
- Cô đọc lời của bài hát và bài hát “Em đi mẫu giáo”, nhạc và lời của Nhạc sĩ Dương Minh Viên.
- Cô hát cho trẻ lần 1 + đàn ( nhạc đệm )
- Hỏi trẻ về nội dung bài hát …
- Hát cho trẻ nghe lần 2, khuyến khích trẻ hát cùng cô …
(có thể mở nhạc cho trẻ hát và vận động minh họa cùng cô … )
4/ Hoạt động 4: Kết thúc.
CHƠI HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC
- Góc Phân vai: Mẹ con – Bác sĩ phòng khám.
- Góc xây đựng: Xây nhà của bé .
- Góc Học tập: Xem tranh ảnh, truyện… về nội dung tết trung thu, tìm tay trái , tay phải của bản thân.
CHƠI NGOÀI TRỜI
TC về ánh trăng ngày tết trung thu.
I. Mục đích – yêu cầu:
- Cháu biết được ánh trăng trong ngày tết trung thu.
- Cháu trả lời tròn câu,rõ lời.
- Giáo dục trẻ biết yêu ánh trăng ngày trăng rằm đẹp như thế nào
- Cháu chơi hứng thú, tham gia chơi cùng bạn.
II. Chuẩn bị:
- Hình ánh trăng ngày tết trung thu.
- Đồ chơi
III. Tiến hành:
1/ Hoạt động 1:TC về ánh trăng ngày tết trung thu.
- Lớp cùng cô hát bài: “ Rước đèn dưới trăng”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con thấy trong ngày hội trăng rằm các con thấy có những gì?
- A2 có ánh trăng, lồng đèn…
Hôm nay cô sẽ cùng các con trò chuyện về ánh trăng trong ngày tết trung thu xem ánh trăng có đẹp không nha.
– Cô giới thiệu tranh.
- Các con thấy ánh trăng hình gì?
- Có màu gì?
…
2/ Hoạt động 2 :Trò chơi
* TCVĐ : Đuổi bóng.
- Cô giải thích cách chơi và luật chơi.
Luật chơi:
- Trẻ phải đuổi theo quả bóng đang lăn, không được dùng chân hãm bóng lại.
Cách chơi:
- Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 5 quả bóng.Tất cả các em trong lớp phải đuổi theo quả bóng đang lăn, khi nào bóng dừng thì các em mới dùng tay để bắt bóng.Ai bắt được bóng thì người đó sẽ là người thắng cuộc.Sau đó trò chơi lại tiếp tục.
Chú ý: _Giáo viên hướng dẫn nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau khi chơi.
- Cho cháu chơi.
- Nhận xét cháu chơi.
* TCDG : Chi chi chành chành.
- Cô nhắc lại luật chơi và cách chơi.
Cách chơi:
- Cô ngồi, xoè bàn tay ra, trẻ đứng xung quanh cô và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay cô, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi – chi – chành – chành”:
Chi – chi – chành – chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù … ập
- Khi đọc đến “ập”, cô nắm chặt bàn tay lại, trẻ phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.
- Nếu không bắt được tay trẻ nào, cô và trẻ sẽ thực hiện lại cho đến khi có trẻ rút tay chậm và bị cô bắt được, giữ lại đứng bên cô.
- Sau đó, cô yêu cầu cả nhóm chạy nhanh đến chạm tay vào một vật bất kì (ví dụ: cái cửa, cây, ghế…) hoặc một người nào đó. Khi trẻ chạm tay vào vật (hoặc người) xong phải ngồi thụp xuống, 2 tay chống hông nhảy bật cóc về lại chỗ cô ngồi.
- Khi cô ra hiệu lệnh cho cả nhóm chạy xong, cô thả tay cho trẻ bị bắt chạy đuổi theo bắt các bạn. Nếu trẻ nào chạy chậm bị bạn chạm vào vai coi như bị bắt phải thay chỗ cho bạn.Trò chơi tiếp tục.
- Cô tổ chức cháu chơi
- Lớp chơi cô bao quát nhận xét
……
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án đề tài “Bé vui tết Trung thu”
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án hoạt động khám phá xã hội Giáo án Mầm non đề tài “Bé vui tết Trung thu” của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.