Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn GD KT&PL 12 KNTT của mình.
Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Địa lí, Lịch sử, Công nghệ 12 Kết nối tri thức. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức:
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức
Bài 1: TĂNGTRƯỞNGVÀPHÁTTRIỂNKINHTẾ
(5tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
– Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
– Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
– Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.
2. Năng lực
– Điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; Phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
– Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế − xã hội: Tìm hiểu và đưa ra được dẫn chứng thực tế về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững; Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
3. Phẩm chất
Có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Tài liệu
SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế pháp luật 12.
2. Học liệu
Video cho hoạt động khởi động (nếu có), phiếu học tập sử dụng cho bài luyện tập số 1.
3. Thiết bị
Bảng nhóm, giấy A0, bút dạ, bút màu, máy tính, máy chiếu,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. MỞ ĐẦU (10’)
a) Mục tiêu:
TIẾT 1
– Giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của bài học.
– Khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
b) Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 − 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.
GV cũng có thể khởi động bằng cách cho HS xem một đoạn video về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong năm qua ở nước ta và trả lời câu hỏi: Hãy nêu suy nghĩ của em về kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta năm qua.
– HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm/cá nhân, chuẩn bị câu trả lời ra giấy.
– GV mời 1 − 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến.
– GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, sau đó dẫn dắt HS vào bài mới như lời dẫn trong SGK.
Gợi ý câu trả lời:
Biểu đồ cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 − 2020 có xu hướng ngày càng giảm. Điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta trong giai đoạn trên đã có sự phát triển, bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách xã hội, quan tâm hỗ trợ đến các hộ nghèo giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no hạnh phúc, xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.
2. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế (35’)
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
b) Tổ chức thực hiện:
– GV triển khai lần lượt từng chỉ tiêu tăng trưởng: giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin trên?
2/ Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người.
3/ Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này.
4/ Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021?
5/ Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người.
– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm/cá nhân, viết câu trả lời ra giấy hoặc phiếu học tập.
– GV mời 1 − 2 đại diện nhóm/HS trong lớp lần lượt trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến.
– GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và kết luận:
1/ Thông tin trên thể hiện tốc độ tăng trưởng năm 2022 so với 2021 và các năm trong giai đoạn 2011 − 2020 tăng cao.
2/ GDP phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. GDP/người phản ánh cụ thể hơn so với GDP, đồng thời phản ánh mức sống tương đối của người dân ở quốc gia đó. Một quốc gia có GDP không lớn, nhưng GDP/người có thể lớn hơn quốc gia khác (so sánh giữa Singapore và Trung Quốc).
3/ Năm 2022, các chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam đều tăng so với năm 2021, phản ánh năng lực của nền kinh tế và mức sống tương đối của người dân được tăng lên.
4/ Quy mô của nền kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng so với năm 2021.
5/ GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. GNI/ người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, thể hiện cụ thể hơn sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).
+ Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là thước đo sản lượng quốc gia (giá trị tạo ra ở trong nước), đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế, phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
• Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người): là thước đo lượng hàng hoá, dịch vụ trung bình một người dân của quốc gia có thể có, phản ánh cụ thể hơn quy mô sản lượng của quốc gia so với chỉ tiêu GDP, đồng thời phản ánh mức sống tương đối của người dân ở quốc gia đó trong một thời kì nhất định.
• Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, thể hiện đầy đủ hơn sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế so với chỉ tiêu GDP (vì có tính thêm yếu tố ngoài lãnh thổ quốc gia).
• Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người): là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm, thể hiện cụ thể hơn sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, được dùng để so sánh kết quả tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời cũng được dùng làm thước đo về sự gia tăng mức thu nhập, mức sống của người dân giữa các quốc gia.
+ Mức tăng các chỉ số tăng trưởng của thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc cần so sánh thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng tỉ lệ phần trăm thay đổi của các chỉ số tăng trưởng từ thời kì này sang thời kì khác.
Lưu ý: Do có sự biến động của giá cả (lạm phát) nên khi so sánh cần tính các chỉ tiêu GDP, GNI của năm hiện tại theo giá của năm gốc cần so sánh.
– GV chốt kiến thức về khái niệm và một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo SGK.
….
>> Tải file tài liệu để xem thêm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 sách Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 12 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.