Giáo án Giáo dục địa phương 8 gồm tỉnh Trà Vinh, Đắk Lắk trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương lớp 8 được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo ánGiáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk, Trà Vinh mời các bạn tải tại đây.
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Đắk Lắk
Bài 1: ĐẮK LẮK TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX.
(Thời lượng: 3 tiết; Tuần 1,2,3)
I. MỤC TIÊU.
1. Về năng lực.
– Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị, dân cư, và đời sống xã hội đời sống ở Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
– Nêu được những hoạt động kinh tế và hình thức sở hữu của dân cư Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
2. Về phẩm chất.
– Chăm chỉ, tích cực học tập khám phá những nét tiêu biểu trong lịch sử, văn hóa của quê hương Đắk Lắk.
– Biết yêu quê hương Đắk Lắk và trân trọng những giá trị văn hóa của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Tài liệu giáo dục địa phương
– Tư liệu tranh ảnh, liên quan đến chính trị, xã hội, đời sống văn hóa, lễ hội… ở Đắk Lắk
– Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.
2. Học sinh
– Chuẩn bị bút dạ
– Bảng nhóm
– Tài liệu giáo dục địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP.
a. Mục tiêu.
– Tạo sự hứng khởi cho học sinh trước khi vào tiết học
– Học sinh định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trong quá trình học tập
b. Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu học sinh xem một đoạn video về trải nghiệm văn hóa người Ê đê theo Lik: https://antv.gov.vn/tin-tuc/van-hoa/trai-nghiem-van-hoa-dan-toc-e-de-o-dak-lak-311744.html
– Video vừa xem cho em biết điều gì? em có cảm nhận gì về Đắk Lắk? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh làm việc cá nhân, xem phim, suy ngẫm những cảm nhận của mình về văn hóa của người ê đê theo các nội dung GV yêu cầu.
*Bước 3: Báo cáo kết quả
– Đại diện 4 HS chia sẻ những cảm nhận của mình trước lớp
– Các HS khác bổ sung
* Bước 4: Nhận xét kết quả hoạt động
– GV nhận xét chung và từ đó dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
* Hoạt động : I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
a. Mục tiêu.
– Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
b. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, đọc thông tin tài liệu mục 1, hoàn thành phiếu học tập về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX
– Trình bày tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp. |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh đọc thông tin mục 1 sgk – Thảo luận với bạn và cùng hoàn thành nội dung trong phiếu học tập * Sản phẩm: – Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đặt Tây Nguyên là nước Nam Bàn – Từ cuối thê kỉ XV, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt – Năm 1540, Bùi Tá Hán thi hành nhiều chính sách nhằm thắt chặt mỗi quan hệ giữa Đại Việt và các tộc người trên vùng cao nguyên như: Mở rộng quan hệ buôn bán giữa người Kinh với đồng bào Tây Nguyên; xin phong vương cho hai thủ lĩnh là Thủy Xá và Hỏa Xá người jrai. – Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn khuyến khích người Kinh và người miền núi tư do trao đổi hàng hóa. Người Kinh thường xuyên lên xuống vùng Đắk Lắk. |
* Bước 3: Báo cáo kết quả
– Đại diện 2 đến 3 cặp, dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành mô tả lại tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp.
– Các cặp khác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh.
– Dùng tư liệu, hình ảnh, mục em có biết để dẫn chứng thêm về tình hình chính trị của Đắk Lắk thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.
– Cho học sinh cả lớp thảo luận: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX?
– HS trao đổi tự do
– Đại diện 2 HS lên trình bày trước lớp
– GV nhận xét và rút ra kết luận: Từ đầu thế kỉ XV, ĐL đã được các vua Đại Việt quan tâm, từng bước trở thành lãnh thổ của Đại Việt, những việc làm của các vua quan nhà Lê, nhà Nguyễn đã làm cho mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc thêm gần gũi.
* Hoạt động II/ DÂN CƯ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a. Mục tiêu.
– Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình dân cư, đời sống xã hội ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.
b. Tổ chức thực hiện.
* Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ.
– Gv yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, đọc thông tin sgk – Khai thác thông tin để: Trình bàytình hình dân cư và đời sống xã hội ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Theo gợi ý sau: + Cư dân chủ yếu + Đơn vị xã hội cơ bản + Nghĩa vụ của cư dân + Nghi thức tín ngưỡng + Hoạt động của buôn, bon + Tình hình xã hội |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh đọc tài liệu, thảo luận theo nhóm và hoàn thành nội dung * Sản phẩm: – Cư dân: Thế kỉ XV, cư dân chủ yếu là người Ê đê và M nông. – Đơn vị xã hội cơ bản: Người Ê đê sống trong các buôn, người M nông sống trong các bon. – Nghĩa vụ của cư dân: Tương trợ, bảo vệ cho nhau. – Tín ngưỡng: Cả 2 dân tộc cùng thực hiện nghi thức tín ngưỡng tương đồng, có khu nhà mồ riêng. – Hoạt động của buôn, bon: Đều phải tuân thủ những luật lệ chung của bộ máy nhà nước tự quản, đứng đầu là các M tao, người chủ làng. – Tình hình xã hội: Thế kỉ XIX, xã hội chưa phân hóa giai cấp, chưa có tầng lớp thống trị bóc lột, nhưng có sự phân biệt giàu nghèo. |
* Bước 3: Báo cáo kết quả
– Đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp
– Các nhóm khác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– GV nhận xét chung
– Dùng tư liệu, hình ảnh để dẫn chứng thêm về tình hình cư dân và xã hội ở ĐL trong thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.
– Cho học sinh cả lớp thảo luận: Dựa vào đâu mà em biết từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX sự phân biệt giàu nghèo đã xuấtt hiện ở Đắk Lắk ?
– HS dựa vào hình ảnh 1.1. và 1.2, mục em có biết để trả lời
– GV nhận xét và kết luận.
……………
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Trà Vinh
TÊN BÀI DẠY – BÀI 1
MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH
Môn học/Hoạt động giáo dục: GDĐP; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 03 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
– Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
– Thể hiện được hoạt động đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Trà Vinh.
– Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
– Năng lực Lịch sử:
+ Năng lực nhận thức Lịch sử: Năng lực nhận thức về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kể thêm một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở Trà Vinh mà em biết.
+ Năng lực tìm hiểu Lịch sử: Sưu tầm một số loại hình nghệ thuật của địa phương em
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Lịch sử vào cuộc sống, liện hệ thực tế địa phương.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
– Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo giữ gìn loại loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tài liệu tham khảo, kế hoạch giảng dạy
– Tranh ảnh, video…
– Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:
– Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho học sinh.
– Học sinh nêu được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh dựa vào hiểu biết của bản thân và hình ảnh giáo viên cung cấp
b. Nội dung:
– Kể các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh mà em biết.
– HS nhìn vào hình ảnh 1.5, 1.6 và chia sẻ những hiểu biết của mình về các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh và ý nghĩa của các loại hình nghệ thuật ấy.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
– Trà Vinh có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như đờn ca tài tử, cải lương của người Kinh; sân khấu kịch hát Dù kê, múa Rom vong (Lâm thôn) của người Khmer; múa Lân Sư Rồng của người Hoa…
– HS nhìn vào hình ảnh và chia sẻ:
1. Hình 1.5. Biểu diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử.
2. Hình 1.6. Hình minh hoạ hoá trang một nhân vật trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê
– Ý nghĩa: Các loại hình nghệ thuật truyền thống như đờn ca tài tử Nam Bộ, hát Dù Kê (của đồng bào dân tộc Khmer) ở Trà Vinh đã gắn bó qua nhiều thế hệ, từ lâu đã trở thành một nguồn động lực tinh thần to lớn của cộng đồng; giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn, cảm nhận cuộc sống tích cực hơn và thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ: học sinh tham gia thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 3 phút.
Bước 3: HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới.
GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.
Trà Vinh là vùng đất giàu loại hình nghệ thuật truyền thống. Từ thời Vương quốc Phù Nam sự tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Hin-đu giáo và Phật giáo đã làm đa dạng loại hình nghệ thuật truyền thống của vùng đất này và trở thành sức mạnh đoàn kết trong các dân tộc. Tiết học này cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh nhé!.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Đờn ca tài tử Nam Bộ:
a. Mục tiêu:
– Kể được tên 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh
– Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật , giá trị của 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh trà Vinh.
– Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.
b. Nội dung
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.5, thông tin trong tài liệu và kiến thức đã học, em hãy trả lời một số câu hỏi sau:
1/ Loại hình nghệ thuật truyền thống Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời ở thế kỉ nào?
2/ Kể tên 1 số nhạc cụ trong Đờn ca tài tử?
3/ Em hãy trình bày nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ?
4/ Em hãy kể tên 1số nghệ nhân đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về lĩnh vực Đờn ca tài tử?
c. Sản Phẩm:
Câu trả lời và sản phẩm thảo luận của học sinh.
Học sinh nêu cảm nhận của em về loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cặp đôi, theo bàn, nhóm (khoảng 10 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả.
– HS trả lời câu hỏi.
– Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
– Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
– Chuẩn kiến thức:
+ Đờn ca tài tử là 1 loại hình nghệ thuật đặc sắc, ra đời vào cuối thế kỉ XIX bắt nguồn từ nhạc Lễ, nhã nhạc Cung đình Huế và văn học dân gian; được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 05/12/2013, phổ biến và lan toả khắp 21 tỉnh phía Nam nước ta (trong đó có tỉnh Trà Vinh)., miền Nam có sức
+ Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca do những người bình dân, thanh niên nam, nữ nông thôn Nam Bộ ca hát sau những giờ lao động vất vả.
+ Là loại hình biểu diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại đàn (còn gọi là tứ tuyệt) gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. (về sau có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây đàn guitar phím lớn)
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quí mến, học hỏi nhau tài nghệ, văn hoá ứng xử, đạo đức góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng hướng tới giá trị” chân, thiện, mĩ” và thường không câu nệ về trang phục, cũng như rất đa dạng về nơi biểu diễn.
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án Giáo dục địa phương 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục địa phương 8 năm 2023 – 2024 (Cả năm) KHBD Giáo dục địa phương 8 (Đắk Lắk, Trà Vinh) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.