Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học bài 4: Bảo vệ lẽ phải theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Giáo dục công dân lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án GDCD 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực giáo dục công dân:
- Điều chỉnh hành vi đúng cách và phù hợp
3. Phẩm chất:
- Trung thực
- Trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học: bảng, phấn, giấy A0.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung về việc bảo vệ lẽ phải.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 8.
- Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đối mặt
a. Mục tiêu:
– Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung:
– HS tham gia chơi trò chơi Đối mặt: kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
– HS đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ kể tên xem kẽ những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.
+ Đội 1: Kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Đội 2: Kể tên những hành vi không bảo vệ lẽ phải.
– GV yêu cầu HS quan sát Hình – SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh trong SGK tr.22 và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV triển khai cho HS tham gia trò chơi.
– GV cho HS thời gian quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.
– GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS tích cực tham gia trò chơi.
– GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hành động của hai bạn nhỏ là đúng đắn và bảo vệ lẽ phải vì có người rải đinh xuống đường sẽ gây hỏng hóc cho các phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là gây ra tai nạn giao thông.
– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp. Bảo vệ lẽ phải giúp cho xã hội ổn định và phát triển hơn. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay –Bài 4. Bảo vệ lẽ phải.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
b. Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về câu chuyện.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện Bài học về nhân cách của Thái phó Tô Hiến Thành. – GV gọi 1 – 2 HS đọc lại câu chuyện to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe. – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên? + Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? + Em hãy lấy một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải mà em biết. – GV đặt câu hỏi: Theo em, bảo vệ lẽ phải là gì? Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc câu chuyện – SGK tr.23 và trả lời câu hỏi. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 HS trả lời – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang HĐ mới. |
1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi – Nhận xét về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành: Việc làm của Tô Hiến Thành rất cương trực, ngay thẳng, cứng rắn, kiên quyết mặc dù bà Thái hậu đã sai người đút lót, thuyết phục 2 lần những ông đều không bị cám dỗ, lung lay. – Phải bảo vệ lẽ phải để: + Giúp cho mọi người có cách ứng xử đúng đắn. + Hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. + Mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. + Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. – Ví dụ: + Trung thực trong thi cử và học tập. + Không chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. – Kết luận: + Khái niệm: Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác. + Ý nghĩa: Bảo vệ lẽ phải: Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. |
Hoạt động 2:Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: Em hãy quan sát các hình ảnh trong SGK tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu.
c, Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh – SGK tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu: + Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh. + Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết. – GV nêu tiếp câu hỏi: Em hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ lẽ phải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin mục 2, quan sát Hình – SGK tr.23, 24 và trả lời câu hỏi. – Xem video tình huống và nhận xét. – GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời. – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét và đưa ra câu trả lời phù hợp. – GV chuyển sang HĐ tiếp theo. |
2. Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu – Tranh 1: + Lời nói: Đâu phải tiền của mình mà bạn làm như vậy? + Việc làm: Thấy bạn nam nhặt được ví tiền và không có ý định trả cho người mất, bạn nữ đã ngăn cản luôn. – Tranh 2: + Lời nói: Các bạn không được bắt nạt cậu ấy. + Việc làm: Thấy bạn mình bị bắt nạt, bạn nam đã bảo vệ và ngăn cản các bạn khác. – Tranh 3: + Lời nói: Bạn xem bài của người khác là phạm quy đó. + Việc làm: Nhắc nhở bạn không được nhìn bài người khác. – Tranh 4: + Lời nói: Không được đâu, vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật đấy. + Việc làm: Tuân thủ luật giao thông. – Một số việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết: + Giúp đỡ chú chó nhỏ đang bị bắt nạt. + Nhắc nhở bạn không quay cóp, gian lận trong thi cử. + Không vu oan cho người khác, không chia sẻ thông tin sai sự thật về người khác. – Ca dao, tục ngữ về bảo vệ lẽ phải: + Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. + Lời hay lẽ phải. + Cây ngay không sợ chết đứng. |
Hoạt động 3:Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
b. Nội dung: Em hãy đọc các trường hợp trong SGK tr.24 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS đọc các trường hợp – SGK tr.24: – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Nhóm chẵn: Trả lời câu hỏi trường hợp 1: Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao? Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải? + Nhóm lẻ: Trả lời câu hỏi trường hợp 2: Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao? Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì? – GV đặt câu hỏi liên hệ: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cần có những lời nói, hành động gì để bảo vệ lẽ phải? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc các tình huống trong mục 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. – GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời. – GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp. – GV tổng kết lại nội dung. – GV chuyển sang HĐ tiếp theo. |
2. Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu – Trường hợp 1: + Hành động của bạn Dũng là rất đúng đắn và tốt đẹp. + Chúng ta nên học tập bạn Dũng vì hành động của bạn Dũng đang bảo vệ lẽ phải và giữ gìn cơ sở vật chất, vẻ đẹp cho trường học. + Theo em, để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải trước hết bản thân mình phải là người có ý thức tốt, luôn làm những việc đúng đắn, thật thà, cương trực. Sau đó, chúng ta sẽ chia sẻ, làm gương cho bạn be. – Trường hợp 2: + Theo em, hành vi của bạn P không phù hợp vì bạn có hành vi lấy tiền thừa đi chơi điện tử mà không trả lại cho người bán hàng. Thậm chí, bạn P cũng không có ý định trả lại cho có bạn hàng mặc dù bạn K đã khuyên bảo. + Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác em nên can ngăn, không ủng hộ và khuyên nhủ để người khác nhận ra hành vi sai của mình. – Kết luận: Học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải thông qua các việc làm như: + Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn. + Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. + Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải. + Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải. |
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu hỏi phần Luyện tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1.Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội được gọi là ?
A. Trung thực
B. Thật thà
C. Liêm khiết
D. Lẽ phải
Câu 2. Bảo vệ lẽ phải được hiểu là:
A. Tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn.
B. Bảo vệ cái ác.
C. Không quan tâm đến người xấu.
D. Đấu tranh bảo vệ cho cái sai.
Câu 3. Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn.
B. Hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Đâu là việc làm bảo vệ lẽ phải?
A. Thấy bạn bên cạnh quay cóp bài trong giờ kiểm tra nhưng em lờ đi..
B. Thấy bạn bị bắt nạt ở trường nhưng em không quan tâm.
C. Thấy bạn có ý định vượt đèn đỏ, em đã can ngăn và nhắc nhở bạn phải tuân thủ luật giao thông đường bộ.
D. Thấy bạn nhặt được tiền rơi thì rủ bạn đi uống trà sữa.
Câu 5. Nam và Lan đang đi trên đường thì thấy hai bạn nam đang bắt nạt một chú chó con. Theo em, hai bạn nên làm gì để bảo vệ lẽ phải?
A. Phớt lờ đi, không quan tâm.
B. Chạy đến bắt nạt cùng.
C. Gọi các bạn đến đánh hai bạn nam kia.
D. Chạy đến bảo vệ chú chó và khuyên ngăn hai bạn nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời đại diện HS trả lời:
Câu 1.Đáp án D.
Câu 2.Đáp án A.
Câu 3.Đáp án D.
Câu 4.Đáp án C.
Câu 5.Đáp án D.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập – SGK tr.25, 26
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK tr.26, thảo luận nhóm, sắm vai và trả lời câu hỏi:
Bài tập 1. Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
b) Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
c) Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
d) Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.
Bài tập 2. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Xử lí tình huống 1:
Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?
Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?
+ Nhóm 2: Xử lí tình huống 2:
Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?
Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?
Bài tập 3.Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:
+ Nhóm 1: Xử lí tình huống 1: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?
+ Nhóm 2: Xử lí tình huống 2: Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV cho HS thảo luận nhóm, sắm vai giải quyết các tình huống và trả lời câu hỏi.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời hai nhóm HS lên sắm vai giải quyết tình huống và trả lời câu hỏi.
Bài tập 1. Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Em đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn và tuân thủ các điều đúng đắn, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
b) Em đồng ý với ý kiến này vì khi thấy người khác làm sai mình nên nhắc nhở, khuyên ngăn nhưng với thái độ mềm mỏng, thấu hiểu để người khác có thể nhận ra được cái sai của mình.
c) Em không đồng ý với ý kiến này vì khi bảo vệ lẽ phải mình không nên so sánh thiệt hơn mà là đang góp phần giúp cho người khác hướng tới điều tốt đẹp, xã hội công bằng hơn.
d) Em đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ lẽ phải cũng phải phù hợp với lứa tuổi và tình huống của từng người để tránh dẫn đến xô xát, bạo lực.
Bài tập 2. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Xử lí tình huống 1:
Em đồng tình với cách ứng xử của bạn V vì không thể vì mình không thích mà vẫn vu oan cho người khác được.
Nếu là bạn K, em sẽ nói cảm ơn với bạn V.
+ Nhóm 2: Xử lí tình huống 2:
Em không đồng tình với hành động của bạn T vì hành động có bạn T có thể đang tiếp tay cho nhóm của bạn K bắt nạt thêm nhiều bạn khác nữa, thậm chí xấu hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu là bạn T, em sẵn sàng đứng ra làm chứng tổ cáo nhóm của bạn K bắt nạt bạn M.
Bài tập 3.
+ Tình huống 1: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K rằng: Thư viện là nơi để mọi người đọc sách và học tập, hai bạn ồn ào sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh không thể tập trung được và vi phạm nội quy của thư viện.
+ Tình huống 2: Nếu là bạn M, em sẽ gặp bạn C và trao đổi rằng: Mình chia sẻ các thông tin lên mạng là muốn lan tỏa những điều tốt đẹp và tích cực đến mọi người chứ không phải khoe khoang, thể hiện. Việc bạn có những bình luận tiêu cực trên trang mạng hội của mình đã khiến mình rất buồn và điều này có thể gây ra tiếng xấu cho mình nếu như có ai không biết vào đọc. Bạn nên dừng lại hành động này.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét và rút ra những giải quyết tình huống phù hợp.
4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung:
– Sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
– Viết bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện suốt năm học.
c, Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong SGK tr.26.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV nêu yêu cầu: Hãy thực hiện các bài tập sau:
Bài tập 1.Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó rút ra bài học và xây dựng kết hoạch rèn luyện cho bản thân.
Bài tập 2. Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học.
– GV gợi ý:
Bài tập 1: Những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải:
– Bác Hồ.
– Thái phó Tô Hiến Thành.
– Những chú công an ở địa phương em,…
Bài tập 2: Viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học
Gợi ý: Bản cam kết cần thể hiện các nội dung:
+ Sự quyết tâm sẽ trung thực.
+ Những việc làm cụ thể biểu hiện sự trung thực.
+ Những biện pháp xử lí nếu vi phạm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà với sự gợi ý của GV.
– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS nộp bài vào đầu tiết học sau.
– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập 1, 2 – phần Vận dụng – SGK. 26
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Giáo dục công dân 8 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy GDCD 8 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.