Giáo án ôn tập hè Ngữ văn 7 lên 8 năm 2023 – 2024 giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng giáo án dạy hè 2023 cho học sinh của mình. Qua đó, sẽ củng cố kiến thức, giúp các em tự tin hơn trong năm học mới.
Giáo án ôn tập hè Văn lớp 7 lên 8 được biên soạn rất khoa học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án dạy hè 2023 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án ôn hè Văn 7 lên 8 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm giáo án ôn tập hè Ngữ văn 7 lên 8 sách Cánh diều.
Giáo án dạy bồi dưỡng môn Ngữ văn lớp 7 lên lớp 8
Tuần 1- Buổi 1 + Buổi 2:
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập và củng cố kiến thức về từ và nghĩa của từ.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động
Phần I: Kiến thức cũ * GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa? Cách sử dụng? Xác định và phân loại các từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh sau: 1. Non xa xa nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê nin, kia núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà 2. Đi tu phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được thịt cầy thì không 3. Anh diệt viện, em bao vây Làm cho giặc phải nbó tay xin hàng Mày không hàng, ông phang kì chết, Ông quật đằng đầu, ông phết đằng chân, Tội mày bắc núi mà cân, Đánh mày cho hả lòng dân căm thù. (Ca dao kháng chiến chống Pháp) Chỉ ra từ đồng nghĩa trong các câu văn sau? Và nhận xét về cách sử sụng các từ đồng nghĩa đó? A1. Cửa hàng thuốc tân dược Sao Mai. A2. Tái hiện lại cuộc chia tay. A3. Chúc mừng ngày sinh nhật của bạn. B1. Chúng ta phải có kế hoạch dự chi trước cho các hoạt động của năm học. B2.Đường quốc lộ 1A Bàn thêm về từ kiều trong câu ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Trong câu ca dao trên có ba khả năng: – Cầu kiều=cầu đẹp. Một cái cầu đẹp, trang tọng để đến với thầy(người hiện thân của tri thức và đạo lí). Nghĩa rộng hơn: tình cảm tôn sư trọng đạo(bắc cầu) – Cầu kiều là tên riêng của cái cầu(cầu Kiều Mai- tên một thôn thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm- Hà Nội Từ trái nghĩa có những tác dụng gì? Trong những lĩnh vực nào? – Đối với việc học tập bộ môn ngữ văn: + Phải hiêu và giải thích được nghĩa của từ + Mở rộng vốn từ, chính xác hoá vốn từ – Đối với giao tiếp hàng ngày – Trong sáng tác thơ văn: hầu hết các tác phẩm văn học đông tây kim cổ đều sử dụng từ trái nghĩa làm phương tiện để biểu đạt tư tươngt, tình cảm và khai thác nó như một trò chơi ngôn ngữ độc đáo, thú vị. Tìm những từ trái nghĩa với các từ sau: – dũng cảm, sống, nóng, yêu, nao núng, cao thượng Tìm các từ trái nghĩa với từ lành trong các trường hợp sau? Xác định cặp từ trái nghĩa trong các ngữ cảnh sau: * GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm? Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa khác xa nhau Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau và đặt câu với các từ đồng âm đó(Mỗi câu có hai từ) Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau:la, ga, đầm Đặt câu với các từ đồng âm ở bài 2 Thống kê các nét nghĩa của từ già qua các từ ngữ sau: a. cau già, người già, trâu già, b. già làng, già đời, cáo già, bố già c. già một cân, non một lít, cho già tay một chút. Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu bằng những cách nào? Tìm các thành ngữ được hiểu theo các phép chuyển nghĩa? – Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu – Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say – Cuối cảnh báo ân báo oán trong Truyện Kiều, Nguyễn Du vừa gợi tả cảnh pháp truờng vừa chỉ rõ quy luật ác giả, ác báo. Hàng loạt thành ngữ được sử dụng một cách ấn tượng: Lệnh quân truyến xuống nội đao Thề sao thì lại cứ sao gia hình Máu rơi thịt nát tan tành Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời Cho hay muôn sự tại trời, 1. Vóc: là từ cổ, nay còn dùng trong các từ tầm vóc, sức vóc Trong thành ngữ này hiểu vóc: là lớn người thì hợp lí hơn 2. cẩn: cẩn thận, tắc: thì, là, ắt, vô: không, ưu: lo lắng 3. Cù: siêng năng, lao: khó nhọc. Chín chữ cù lao ấy là: sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, phúc: giữ gìn 4. Hậu sinh: sinh sau, thế hệ sau Khả: có thể, đáng Uý: sợ Xấu như ma lem Vắt cổ chày ra nước: Tục ngữ: – Một lời nói, một gói vàng Đồng dao: – ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng Ăn đĩa rau muống Nhớ người đào ao Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết những câu đó rút gọn thành phần nào, hãy khôi lại các thành phần bị lược bỏ? “Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt.” (Thương nhớ đồng quê- Nguyễn Huy Thiệp) Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại không thể dùng câu rút gọn: Đoạn a – Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi? – Chủ nhật. Ngọc hỏi lại: mấy giờ? – 8 giờ sáng. – Nhớ mang sách cho tớ nhé Đoạn b Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi: – Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ! – Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không? – Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ. Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân dưới các câu rút gọn đó. * GV cho HS nhắc lại khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của nó? Dạng này thường gặp trong nhật kí, kịch bản, phóng sự… Nghĩa là không chỉ ra vị trí hoặc thời gian sự việc, hiện tượng tồn tại, xuất hiện, tiêu biến… Xác định câu đặc biệt cùng cấu tạo và tác dụng của nó trong các VD sau: – Chửi. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. (Nguyễn Công Hoan) – Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. các cánh quan đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về đề tài mùa hè, trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Phần II. Kiến thức mở rộng – Cho HS đọc đoạn văn và cho biết các từ mừng, cậu, cậu Vàng thuộc trường từ vựng nào? ->Được tác giả dùng trong trường từ vựng nào? Nhằm mục đích gì? – Tìm hiểu sự chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn thơ sau và chỉ rõ tác dụng của sự chuyển đổi ấy : Gái chính chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi Ai ngờ quang đứt lọ rơi Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng -Hãy nhận xét về hiện tượng chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn văn sau: “Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to: – Mừng à ? vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết ! Thâý lão… Ông để cậu Vàng ông nuôi.” |
I. Từ ghép 1. Khái niệm – Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành. 2. Phân loại: a. Từ ghép chính phụ – Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính. – từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: + Cá thu là chỉ một loại cá ( nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính cá). b.Từ ghép đẳng lập : – Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép. – Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép. 3. Bài tập – Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang15 II. Từ láy 1. Khái niệm – Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa. 2. Phân loại: a. Từ láy toàn bộ : – Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu: Ví dụ : xanh xanh xanh. – Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu: Ví dụ : đỏ đo đỏ. b. Láy bộ phận: – Láy phụ âm đầu : Ví dụ : Phất phất phơ – Láy vần : Ví dụ : xao lao xao. 3. Bài tập – Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 43. III. Đại từ 1. Khái niệm – Đai từ là những từ dùng để trỏ (chỉ) hay hỏi về người, sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói. 2. Phân loại a. Đại từ để trỏ : * Dùng để chỉ người, sự vật(còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có : tôi , tao , tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ… – Ví dụ : “Sao không về hả chó Nghe bom thằng Mĩ nổ Mày bỏ chạy đi đâu Tao chờ mày đã lâu Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó Tao nhớ mày lắm đó Vàng ơi là vàng ơi ?” * Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như : Ông , bà , cha,mẹ, cô, bác…được sử dụng như đại từ nhân xưng… _ Ví dụ : Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à? Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà. *Trỏ số lượng: bấy,bấy nhiêu. _ Ví dụ : Phũ phàng chi bấy hóa công Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha. * Trỏ sự vật trong không gian ,thời gian:đây, đó, kia , ấy , này, nọ, bây giờ, bấy giờ… _ Ví dụ : Những là sen ngó đào tơ Mười lăm năm mới bây giờ là đây. * Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy,thế… _ Ví dụ : Các em ngoan thế, vừa lao động giỏi , vừa học tập giỏi. b. Đại từ để hỏi. * Hỏi về người,sự vật: ai, gì. _ Ví dụ : Những ai mặt bể chân trời Nghe mưa ai có nhớ nhời nước non. * Hỏi về số lượng :bao nhiêu , mấy. – ví dụ : Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đât tấc vàng bấy nhiêu. * Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ. – Ví dụ: Bao giờ cây lúa còn bong Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. 3. Bài tập – Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 56 – 57. IV. Từ Hán Việt 1. Nhận biết yếu tố Hán Việt * Trong từ vựng tiếng Việt có khoảng 70% vốn từ Hán Việt, 30% từ thuần Việt, số lượng từ ấn- âu không nhiều * áp dụng mẫu: Nguyện quyết cứu nguy – Tất cả các tiếng nào có chứa vần của bốn từ trên đều là yếu tố Hán Việt – Ngoại lệ các tiếng: nguyền, chuyền, chuyện là từ thuần Việt 2. Một số mẹo nhận diện từ Hán Việt
3. Nhận biết từ thuần Việt – Tất cả các tiếng có kết hợp với vần ết, ưng đều là từ thuần Việt. Ngoại lệ có: kết, ưng,ứng, ngưng là từ HV – Tất cả các tiếng có phụ âm đầu là r đều là từ thuần Việt. 4. Bài tập – Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 70 – 71. V. Quan hệ từ 1. Khái niệm : – Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ , đoạn với đoạn , câu với câu , để góp phần làm cho câu chọn nghĩa , hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt ( Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả … giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. ) – Ví dụ : + Cảnh đẹp như tranh . 2. Phân loại : a . Giới từ : – Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ . Đó là các từ : của , bằng , với , về , để , cho , mà , vì , do như , ở , từ … – Ví dụ : + “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát , mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam ” . ( Một thứ quà của lúa non : cốm – Thạch Lam ) b . Liên từ – Liên từ là từ dùng để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập . Đó là các từ : và , với , cùng , hay , hoặc , nhưng , mà , chứ , hễ , thì , giá , giả sử , tuy , dù … – Ví dụ : + “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son ” . ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương ) 4. Bài tập – Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 98 – 99. VI. Từ đồng nghĩa Bài 1 1. non- núi- sơn -> đồng nghĩa Hán- Việt, đồng nghĩa hoàn toàn. 2. Chó- cầy- >đồng nghĩa không hoàn toàn 3. anh, em, ông: Chỉ ND ta -> đồng nghĩa kkhông hoàn toàn. – giặc, mày: chỉ TDP- >đòng nghĩa hoàn toàn(trong văn bản này) – phang, quật, phết, đánh -> đồng nghĩa không hoàn toàn Bài 2 A1: thuốc -được-> bỏ thuốc A2: tái- lại-> bỏ lại A3: ngày- nhật -> bỏ ngày Bài 3 Trong vốn từ Hán Việt, có ba yếu tố kiều khác nhau(Đồng âm chứ không phải đồng nghĩa) – Kiều1: cái cầu(phù kiều- cầu nổi, kiều lộ) – Kiều 2: trú ngụ ở nước ngoài(kiều dân, kiều bào, Việt kiều) – Kiều3: đẹp (kiều diễm, kiều mị, yêu kiều) Đối với bài ca dao có thể hiểu là: – Cầu kiều=cầu đẹp. Một cái cầu đẹp, trang tọng để đến với thầy(người hiện thân của tri thức và đạo lí). Nghĩa rộng hơn: tình cảm tôn sư trọng đạo(bắc cầu) VII. Từ trái nghĩa 1. Tác dụng của từ trái nghĩa – Nắm rõ nghĩa của từ trái nghĩa thì sử dụng từ được chính xác – Khéo sử dụng từ trái nghĩa thì lời ăn tiếng nói sẽ sinh động. – Trong thành ngữ từ trái nghĩa được dùng để tạo ra các hình ảnh tương phản – Có thể lợi dụng từ trái nghĩa để tạo ra phép chơi chữ – Các từ trái nghĩa thường là tính từ, động từ và còn một số ít là danh từ 2. Bài tập Bài 1 – Dũng cảm- hèn nhát, hèn hạ… – Sống- chết, hy sinh, từ trần, qua đời… – Nóng- lạnh(nhưng giữa nóng với lạnh còn có ấm, mát) – Yêu- ghét(ở giữa có: thương, quý) – Nao núng- kiên định, vững vàng – Cao thượng- ti tiện, nhỏ nhen Bài 2 – nấm lành- nấm độc – vị thuốc lành- vị thuốc độc – u lành- u ác – tính lành- tính ác – chó lành- chó giữ – điềm lành- điềm gở – áo lành- áo rách -> Từ lành có thể tham gia vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau Bài 3 – Tôi đi lính lâu không về quê ngoại Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là nấm cỏ thôi! (Nguyễn Duy) – Trái non mà đã thích Rụng xuống vẫn còn ngon Huống chi là trái chín Ôi thanh ca ngọt giòn… (Xuân Diệu) – Hát cho bong bóng thì chìm Đá xanh thì nổi, gỗ lim lập lờ (Ca dao) VIII. Từ đồng âm Bài 1 * ý nghĩa – Trong ngoài: vị trí – trong đục: tính chất – Hòn đá: danh từ- đá bóng: hoạt động – Cái cuốc: danh từ- cuốc đất: động từ – Muối biển: danh từ- Muối dưa: động từ * Đặt câu – Nước ở trong giếng rất trong. – Anh ấy đang đá bóng thì giẫm phải hòn đá. – Tôi cầm cái cuốc cuốc đất cho mẹ trồng rau. – Tôi mua muối về cho mẹ muối dưa. Bài 2 – la1: tên một con vật (con la) – la2: tên gọi một nốt nhạc (nốt la) – la3: chỉ một dạng của lời nói (la mắng) – lốp1: chất lượng của lúa (lúa lốp) – lốp2:tên gọi một bộ phận của xe(lốp xe) – ga1:nơi đỗ của tàu(ga xe lửa) – ga(trải giường): Vật dùng để trải lên trên đệm – ga(bếp ga): chất đốt – đầm1: để đầm nền nhà (cái đầm) – đầm2: nơi rộng, có nước(hồ, ao) – đầm3: trang phục (váy đầm) Bài 3 – Tôi bị bố la mắng vì tội dắt con la về nhà. – Tôi đi thay lốp xe để chở lúa nhưng buồn vì lúa năm nay bị lốp nhiêu quá. – Tôi đang đứng ở sân ga, thấy có hàng chăn ga gối đệm đi qua tôi liền mua một cái. – Tôi dùng đầm để đầm sân. Bài 4. a. sự vật nói chung, phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối b. – già làng: người đứng đầu buôn làng(thủ lĩnh) – già đời: lọc lõi, khôn ngoan – cáo già: khôn ngoan, thâm hiểm – bố già: cầm đầu xã hội đen c. – già một cân, cho già tay một tí: phần dư của một đơn vị đo lường – non một lít: phần thiéu của một đơn vị đo lường IX. Thành ngữ. 1.Cách thức tìm hiểu nghĩa của thành ngữ – Có thể suy ra từ nghĩa đen(miêu tả) của các từ tạo ra nó: Nhắm mắt xuôi tay, đè đàu cưỡi cổ, bảy nổi ba chìm, tay bế tay bồng… – Được hiểu thông qua một số phép chuyển nghĩa: + So sánh: ăn như tằm ăn rỗi, hiền như bụt, nát như tương, đen như cột nhà cháy, bẩn như ma lem, hôi như chuột chù… + ẩn dụ: xôi hỏng bỏng không, ruột để ngoài da, ăn tuyết nằm sương, dầm mưa dãi gió + Nói quá: Đi guốc trong bụng, rán sành ra mỡ, vắt cổ chày ra nước, một tấc đến trời… 2. Cách sử dụng thành ngữ – Khi nói và viết nếu biết vận dụng thành ngữ câu văn trở nên hàm súc, giàu hình tượng và biểu cảm – Vận dụng sáng tạo thành ngữ câu văn vừa bình dị vừa sắc sảo, gợi nhiều ấn tượng – Ví dụ : Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta 3. Nguồn gốc và ý nghĩa một số thành ngữ 1. ăn vóc học hay: thành ngữ này dùng với nghĩa: ăn thì bồi bổ cho thân thể, học thì bồi bổ cho trí tuệ. 2. Cẩn tắc vô ưu: Cẩn thận thì không lo lắng gì 3. Chín chữ cù lao: chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ 4. Hậu sinh khả uý: người lớp sau đáng sợ, đáng phục 5. Vắt cổ chày ra nước: Bủn xỉn, hà tiện, keo kiệt quá đáng. Chuyện vô lí ngược đời không thể nào thực hiện được. X. Rút gọn câu. 1. Sử dụng – Sử dụng phổ biến trong ca dao, tục ngữ, đồng dao… – Các kiểu văn bản miêu tả- tự sự- trữ tình đều sử dụng câu rút gọn. Khi đọc ta phải tìm hiểu dụng ý nghệ thuật của tác giả khi dùng câu rút gọn – Cần chú ý mối quan hệ thân- sơ,trên – dưới, khinh- trọng trong giao tiếp để lựa chọn khi nào có thể dùng câu rút gọn 2. Bài tập Bài 1 – Câu rút gọn: 1. Quơ một vòng sát chân rạ. 2. Giật mạnh. 3. Bước sang trái. 4. Quơ liềm. 5. Giật mạnh. 6. Lại bước sang trái. 7. Lại quơ liềm. 8. Lại giật mạnh. 9. Cứ thế mãi – Thành phần rút gọn: chủ ngữ – Khôi phục: Tôi – Tác dụng: câu văn ngắn gọn, tránh lặp từ Bài 2 – Đoạn a: có thể dùng câu rút gọn vì đối tượng giao tiếp là ngang hàng – Đoạn b: không thể dùng câu rút gọn vì mối quan hệ trên – dưới Bài 3 XI. Câu đặc biệt 1. ý nghĩa và cấu tạo của câu đặc biệt a. Câu đặc biệt có cấu tạo là cụm danh từ hoặc danh từ VD: – Bom tạ. – Mèo! – Chân đèo mã Phục. – Nhà bà Hoà – Toàn những gánh đạn. * ý nghĩa và tác dụng – Miêu tả, xác nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng, giúp cho người đọc, người nghe như được thấy chúng trước mắt – Nêu hoàn cảnh không gian, thời gian, cảnh vật làm nền cho các sự kiện khác được nói đến trong VB – Dùng làm biển đề tên các cơ quan, xí nghiệp, trường học, địa danh… – Dùng làm lời gọi đáp b. Câu đặc biệt có cấu tạo là động từ, tính từ hoặc cụm tính từ VD: – Ngã! – Cháy nhà! – Còn tiền. – Im lặng quá. – Sổng mất một con gà. * ý nghĩa và tác dụng – Miêu tả, xác nhận sự tồn tại của sự vật hiện tượng một cách khái quát – Thường gặp trong tục ngữ, ca dao, thơ… – Thường dùng để viết khẩu hiẹu, thông báo… 3. Bài Tập Bài 1 – Chửi. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. -> Câu đặc biệt có cấu tạo là động từ, dùng để liệt kê, miêu tả hành động – Cẳng chân. Cẳng tay-> Là cụm danh từ dùng để liệt kê, miêu tả – Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975-> là DT, cụm danh từ dùng để xác định thời gian, nơi chốn Bài 2 – GV hướng dẫn cách viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt XII. Thêm trạng ngữ cho câu 1.Lí thuyết Để các định thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu, câu thường được mở rộng bằng cách thêm trạng ngữ. – Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. – Trạng ngữ được dùng để mwor rộng câu, có trường hợp bắt buộc phải dùng trạng Ÿ 2. Luyện tập Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong những câu có từ ngữ in đậm dưới đây: a) Mùa đông, giũa ngày mùa-làng quê toàn màu vàng– những màu vàng rất khác nhau. ( Tô Hoài) b) Qủa nhiên mùa đông năm ấy xảy ra một việc biến lớn. ( Tô Hoài) Bài tập 2: Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích sau đây: a)Trên quãng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi, cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc và tỏa hương thơm.-> Trạng ngữ xác định nơi chốn diễn ra sự việc nói về lăng Bác. b) Diệu kì thay, trong một ngày, của Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc than hồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục. ( Thụy Chương) ( trạng ngữ xác định thời gian, điều kiện diễn ra sự việc: sự thay đổi màu sắc của biển và liên kết, thể hiện mạch lạc giũa các câu trong đoạn văn) Bài tập 3: Trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng gì? Đêm. Trong phòng tập thể, Na, Hà đều đã ngủ say. ( Báo VN, số 36, 1993) Trạng ngữ nhằm nhấn mạnh ý về thời gian) XIII. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Thế nào là câu chủ động, câu bị động? _ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. Ví dụ: Thầy giáo khen bạn Nam. -> Do chủ ngữ là chủ thể phát ra hành động nên gọi là câu chủ động. _ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. Ví dụ: Bạn Nam được thầy giáo khen. -> Do chủ ngữ chịu tác động một cách thụ động nên gọi là câu bị động. 2. Mô hình của câu chủ động, câu bị động: _ Câu chủ động có mô hình: Chủ ngữ (chủ thể)- động từ ngoại động (hành động) – bổ ngữ (đối tượng). _ Câu bị động có mô hình: Chủ ngữ (đối tượng)- vị ngữ. 3. Cách nhận diện câu chủ động, câu bị động: Căn cứ vào vai trò của chủ ngữ trong quan hệ với hành động được nêu ở vị ngữ. Nếu chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động thì đó là câu bị động. 4. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: _ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu. _ Thêm hoặc không thêm các từ bị, được vào sau chủ đề của câu. 5. Sử dụng câu chủ động, câu bị động: Việc sử dụng câu chủ động hay câu bị động không được tuỳ tiện mà phải căn cứ vào các câu đi kèm. Ví dụ: Con mèo nhà em bị con chó nhà hàng xóm cắn. Nó đau lắm nhưng không hề rên một tiếng. -> Trong chuối câu như vậy, câu đầu chỉ có thể là câu bị động, không thể dùng câu chủ động. 6. Xem lại bài tập về câu chủ động, câu bị động trong SGK ngữ văn 7 tập 2. I. Trường từ vựng 1. Khái niệm – Trường từ vựng là tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa Ví dụ: mặt, mắt, da, gò má, cánh tay, đùi, đầu, miệng đều có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận cơ thể con người. 2.Các bậc của trường từ vựng và cách chuyển trường từ vựng : a- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. + Các từ trong các trường: – Bộ phận của mắt : lòng đen, lòng trắng, con ngươi,. lông mày, lông mi, – Đặc điểm của mắt : đờ đẫn, sắc,. lờ đờ tinh anh, toét, mù, lòa, – Cảm giác của mắt : chói, quáng, hoa cộm, – Bệnh về mắt : quáng gà, thong manh, cận th , viễn thị – Hoạt động của mắt : nhìn trông, thâý, liếc , nhòm + Các trường trên lại thuộc trường “mắt” b- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại + Từ loại : – các danh từ như: con ngươi, lông mày, – các động từ như: nhìn trông, v.v…, – các tính từ như: lờ đờ ,”toét, v.v.. c.Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau – Ngọt, cay , đắng, chát, thơm (trường mùi vị) – Ngọt, the thé, êm dịu, chối tai (trường âm thanh) – (rét) ngọt, ẩm, giá (trường thời tiết) d. Trong văn thơ cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. ) + Người – Thú vật, con chó thuộc trường từ vựng thú vật – Nhân hóa -> vo viên bỏ lọ – trường sự vật; bò ra lổm ngổm – trường sinh vật) -> Mừng, cậu thuộc trường từ vựng “người” , chuyển sang trường từ vựng “thú vật” nhằm mục đích nhân hóa II. Từ tượng hình, từ tượng thanh – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. + Ví dụ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc… – Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. + Ví dụ: hu hu, ư ử…. III. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội * Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. – Ví dụ: +bắp: dùng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam + bẹ:được dùng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. + ngô :được sử dụng phổ biến trong toàn quốc. * Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định – Ví dụ: + “Ngỗng”: điểm 2 + “Trúng tủ”: đúng phần đã học kĩ. IV. Trợ từ, thán từ – Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: + Trợ từ để nhấn mạnh: Những, cái, thì, mà, là… + Trợ từ dùng để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc: có, chính, ngay, đích, thị… – Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. – Thán từ được chia làm hai loại: + Thán từ dùng để biểu lộ tình cảm: Thán từ đích thực như ôi, ối, ái, ồ, á, chà, eo ơi, này, hỡi ơi… thán từ đi kèm thực từ như trời ơi, khổ quá, cha mẹ ơi, chết… + Thán từ gọi đáp như hỡi, ơi, ê, vâng… V. Tình thái từ – Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói( ghi vấn, cầu khiến, cảm thán) và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ: Mời u xơi khoai đi ạ! U bán con thật đấy ư? Từ ạ trong câu trên biểu thị thái độ kính trọng của Tí đối với mẹ, còn từ ư đã biến cả câu thành câu ghi vấn. – Chức năng của tình thái từ + Tạo câu ghi vấn : à, ư, chứ, hả, phỏng, chăng… + Tạo câu cầu khiến: đi, nào, thôi, với… + Để tạo câu cảm thán: thay, thật, sao … + Tình thái từ còn có chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: à, ạ, nhé, cơ, mà, kia, thôi… VI. Câu ghép 1. Khái niệm – Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V không nói trên là một vế câu. Ví dụ : Mẹ tôiđi chợ còn tôiđi học. C V C V 2. Các vế câu trong câu ghép có thể nối với nhau bằng hai cách: * Dùng từ nối: _ Quan hệ từ đẳng lập: và, rồi, nhưng, còn,... _ Quan hệ từ chính phụ: vì, bởi vì, do, bởi, tại, nếu, giá, giá như, tuy, dù, mặc dù, mặc dầu, để,… _ Cặp quan hệ từ chính phụ: vì ( do, bởi, tại, bởi vì, sở dĩ,…) …nên ( cho nên )…; nếu (giá, giá như, hễ,…)… thì…; tuy ( dù, mặc dù, mặc dầu,…)… nhưng…; để…thì…; v.v… _ Cặp phụ từ: vừa…vừa…; càng…càng…; không những…mà còn…; chưa…đã…; vừa mới…đã…; v.v… _ Cặp đại từ: ai…nấy, gì…ấy, đâu…đấy, nào…ấy, sao…vậy, bao nhiêu…bấy nhiêu, v.v… * Không dùng từ nối: + Dùng dấu phẩy: Ví dụ: + Chồng tôiđau ốm, ôngkhông được C V C V phép hành hạ. ( Ngô Tất Tố ) + Dùng dấu chấm phẩy: Ví dụ: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… ( Nam Cao ) + Dùng dấu hai chấm: Ví dụ: Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. ( Nguyễn Khắc Viện ) 3. Quan hệ các vế trong câu ghép * Quan hệ nguyên nhân –hệ quả: Ví dụ: Vì trời mưa to nên tôi phải nghỉ học. * Quan hệ điều kiện ( giả thiết ) –hệ quả: Ví dụ: Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập. * Quan hệ tương phản, nghịch đối: Ví dụ: Tôi học bài, còn nó nằm ngủ. * Quan hệ mục đích: Ví dụ: Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn. * Quan hệ tăng tiến: Ví dụ: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước. * Quan hệ lựa chọn: Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc? ( Nam Cao ) * Quan hệ bổ sung: Ví dụ: Nó không những học giỏi mà nó còn lao động giỏi. * Quan hệ tiếp nối: Ví dụ: Thầy giáo vào, cả lớp đứng dậy chào. * Quan hệ đồng thời: Ví dụ: Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ghi chép chăm chú. * Quan hệ giải thích: Ví dụ: Mọi người bỗng im lặng: chủ toạ bắt đầu phát biểu. VII. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm 1. Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ). Ví dụ: Tiếng trống của Phìa ( lí trưởng ) thúc gọi nộp thóc rền rĩ. ( Tô Hoài ) 2. Dấu hai chấm: _ Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. Ví dụ: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”. ( Nam Cao ) – Dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. Ví dụ: Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó… ( Nam Cao ) VIII. Dấu ngoặc kép _ Đánh dấu từ ngữ, câu, doạn dẫn trực tiếp. Ví dụ: Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. ( Mẹ hiền dạy con ) _ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Ví dụ : Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng trong một đêm “tắt đèn” đã mò vào buồng chị. ( Nguyễn Hoành Khung ) _ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn. Ví dụ: “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đàu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. ( Ngữ văn 6, tập hai ) IX. Câu nghi vấn * Câu nghi vấn là câu có hình thức nghi vấn; có chức năng chính là dùng để hỏi. Trong giao tiếp, khi có những điều chưa biết hoặc còn hoài nghi, người ta sử dụng câu nghi vấn để yêu cầu trả lời, giải thích. Ví dụ: _ áo đen năm nút viền tà Ai may cho bậu hay là bậu may? ( Ca dao ) _ Sao u lại về không thế? ( Ngô Tất Tố ) _ Hôm nay anh đi học phải không? Câu nghi vấn khi viết có dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu, khi trả lời phải nhằm vào các từ biểu thị ý nghi vấn để trả lời. Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi và yêu cầu trả lời, ngoài ra còn có các chức năng khác. X. Câu cầu khiến – Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,… Ví dụ: Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp. ( Sọ Dừa ) _ Chủ ngữ của câu cầu khiến thường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu ( ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất số nhiều ). Ví dụ : Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. XI. Câu cảm thán Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! ( Nam Cao ) XII. Hội thoại * Hội thoại là sử dụng một ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau. * Trong hội thoại, mỗi người đều có vai xã hội của mình. Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. * Trong hội thoại, mỗi người tham gia hội thoại đều có quyền được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại được gọi là một lượt lời. |
……………………….
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án dạy hè môn Ngữ văn lớp 7 lên 8 Ôn hè Văn 7 lên 8 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.