Giáo án Công nghệ lớp 3 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Công nghệ lớp 3 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 3 của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án trọn bộ môn Toán, Đạo đức, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh 3 sách mới. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Công nghệ 3 sách mới trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TUẦN 1
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng PowerPoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. – Cách tiến hành: |
|
– GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì? + Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ? – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới |
– HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ.. + HS trả lời theo hiểu biết của mình. – HS lắng nghe. |
2. Khám phá: – Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Tìm hiểu về thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân) – GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Em hãy quan sát và gọi tên những đối tượng có trong hình 1. + Trong những đối tượng đó, đối tượng nào do con người làm ra, đối tượng nào không phải do con người làm ra? – GV mời các HS khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. – GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Sản phẩm công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Đối tượng tự nhiên không phải do con người tạo ra mà có sẵn trong tự nhiên như: động vật, thực vật, đất, nước,… |
– Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày: + a. cây xanh; b. nón lá; c. núi đá trên biển; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi. + Những đối tượng do con người làm ra: b. nón lá; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi. + Những đối tượng không phải do con người làm ra: a. cây xanh; c. núi đá trên biển; – HS nhận xét ý kiến của bạn. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. Tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2) – GV chia sẻ một số bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, dựa vào các từ gợi ý: giải trí, làm mát, chiếu sáng, bảo quản thực phẩm Em hãy nêu tác dụng của các sản phẩm công nghệ có tên trong hình. – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. – GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. |
– Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: + Tivi, máy thu thanh: có tác dụng giải trí. + Quạt điện: có tác dụng làm mát. + Tủ lạnh: có tác dụng bảo quản thực phẩm. Bóng đèn điện: có tác dụng chiếu sáng. – Đại diện các nhóm nhận xét. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
3. Luyện tập: – Mục tiêu: + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 2) – GV mời các nhóm quan sát trong lớp học, ngoài sân trường và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. – Mời đại diện các nhóm trình bày – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. Hoạt động 4. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 4) – GV yêu cầu các nhóm thảo luận và kể tên các sản phẩm công nghệ mà em biết có tác dụng như mô tả dưới đây: – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. |
– Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày những sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên mà nhóm vừa quan sát được. – Các nhóm nhận xét. – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. – Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày + Làm mát căn phòng: quạt, máy điều hoà,… + Chiếu sáng căn phòng: Bóng đèn điện,… + Cất giữ bảo quản thức ăn: tủ lạnh,… + Chiếu những bộ phim hay: Tivi,… + Làm nóng thức ăn: bếp điện, bếp ga,… – Các nhóm nhận xét. – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
|
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”. – Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết. – Cách chơi: + Thời gian: 2-4 phút + Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp. + Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết. + Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng. – GV đánh giá, nhận xét trò chơi. – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
– Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV. – HS lắng nghe luật chơi. – Học sinh tham gia chơi: – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |
Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 3 sách Chân trời sáng tạo
PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
BÀI 1. TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ
- Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập.
– Năng lực công nghệ:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Biết mô tả, trình bày được một số sản phẩm công nghệ.
- Năng lực đánh giá, sử dụng, giao tiếp công nghệ và thiết kế kĩ thuật: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về sản phẩm công nghệ, nêu và giữ gìn sản phẩm công nghệ, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới.
3. Phẩm chất: Yêu nước, trung thực và trách nhiệm
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Tài liệu : SGK công nghệ 3, SGV công nghệ 3, vở BT công nghệ 3.
- Thiết bị dạy học : máy tính, máy chiếu, giấy A4, tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1.
b. Đối với học sinh
- Tài liệu : SGK, VBT, bút viết, bảng con và phấn/ bút lông viết bảng.
- Tranh hoặc vật thật một số hình ảnh trong sgk bài 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: – Giới thiệu sơ lược về cấu trúc sách công nghệ 3 – Kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của HS b. Cách thức thực hiện: – GV ổn định lớp, giới thiệu sơ lược về sách công nghệ 3, sau đó yêu cầu HS xem mục lục và trả lời câu hỏi: Sách công nghệ 3 gồm có mấy phần? Đọc tên bài có trong mỗi phần đó. – GV gọi 1- 2 HS đứng dậy trả lời câu hỏi, chốt lại đáp án đúng. – GV giới thiệu bài học đầu tiên bài tự nhiên và công nghệ, sau đó yêu cầu HS quan sát hình ở trang 6 sgk và trả lời câu hỏi: Em hiểu gì về nội dung bức tranh? – GV mời đại diện 1-2 HS đứng lên nêu ý kiến của mình. – GV dẫn dắt vào bài học: Mỗi chúng ta đang có một ý kiến khác nhau về khái niệm sản phẩm công nghệ, và để tìm trả lời đúng nhất cho nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 : Tự nhiên và công nghệ. II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đối tượng tự nhiên a. Mục tiêu: Nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống b. Cách thức thực hiện – GV chiếu/treo hình ảnh ở trang 7 sgk, yêu cầu HS nêu tên các đối tượng tự nhiên. – GV gọi HS đứng dậy trả lời – GV khuyến khích HS tìm thêm một số đối tượng tự nhiên khác. – GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và đưa ra kết luận: Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên không do con người làm ra. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sản phẩm công nghệ trong đời sống a. Mục tiêu: HS nhận biết được sản phẩm công nghệ trong đời sống. b. Cách thức thực hiện: – GV yêu cầu HS bắt cặp với nhau, quan sát hình ảnh trang 8 và nêu tên các sản phẩm công nghệ. – GV gọi HS đứng dậy trả lời – GV gọi HS trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng đưa ra kết luận: + Robot (người máy), máy phát điện, máy giặt, xe ô tô, cầu Rồng (Đà Nẵng), đồ gốm sứ là những đồ dùng được con người làm ra từ đối tượng tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của chúng ta được gọi là sản phẩm công nghệ. + Những đối tượng tự nhiên được sử dụng để làm sản phẩm công nghệ (ví dụ như đất sét, đá, gỗ,…) được gọi là nguyên liệu tự nhiên. – GV khuyến khích HS tìm thêm một số sản phẩm công nghệ trong đời sống. – GV đưa ra khái niệm sản phẩm công nghệ: Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm được con người làm ra để phục vụ đời sống. Hoạt động 3. Phân biệt đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ a. Mục tiêu: HS phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. b. Cách thức thực hiện: – GV chia lớp thành các nhóm 4 người, phân công nhiệm vụ của mỗi nhóm. + Nhiệm vụ 1: Xếp hình đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ hình ảnh trang 9 sgk vào cột tương ứng. + Nhiệm vụ 2. Viết tên đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết (trừ những hình đã có trong sgk). + Nhiệm vụ 3. Ghi tên hoặc dán những hình sản phẩm công nghệ được làm từ đối tượng tự nhiên tương ứng. – Sau thời gian thảo luận, GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, gọi HS nhận xét lẫn nhau. – GV nhận xét, đưa ra kết luận: Sản phẩm công nghệ thường được làm từ các đối tượng tự nhiên, nên chúng ta phải sử dụng sản phẩm công nghệ phù hợp, an toàn và hiệu quả để bảo vệ tự nhiên và môi trường. Hoạt động củng cố, dặn dò, đánh giá – GV gọi HS đứng dậy nhắc lại các kiến thức vừa học về đối tượng tự nhiên, sản phẩm công nghệ. – GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau. – GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài. |
– HS tập trung, lắng nghe GV giới thiệu về cuốn sách và tiếp nhận câu hỏi. – HS trả lời – HS lắng nghe GV trình bày, xem tranh tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời. – HS nêu ý kiến của mình – HS tập trung lắng nghe GV trình bày. – HS quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. – HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Mặt trời + Hình 2. Con hổ + Hình 3. Qủa dừa + Hình 4. Rừng thông + Hình 5. Tảng đá + Hình 6. Cá heo – HS lấy thêm ví dụ về đối tượng tự nhiên: Cây hóa hồng, viên đá, con mèo, cầu vồng, mặt trăng,… – HS lắng nghe. – HS bắt cặp với nhau, quan sát tranh, thực hiện yêu cầu của GV. – HS đứng tại chỗ trả lời: + Hình 1. Người máy + Hình 2. Máy phát điện gió + Hình 3. Máy giặt + Hình 4. Xe ô tô + Hình 5. Cầu Rồng (Đà Nẵng) + Hình 6. Đồ gốm sứ – HS chú ý lắng nghe GV nhận xét, kết luận. – HS lấy thêm ví dụ:: Tivi, tủ lạnh, máy tính, nhà thờ, cầu Long Biên,… – HS chăm chú lắng nghe – HS hình thành nhóm, nhận nhiệm vụ của nhóm mình – Đại diện các nhóm báo cáo kết quả Nhiệm vụ 1.
Nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 3.
– HS chăm chú lắng nghe – HS đứng dậy trình bày – HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 3 sách Cánh diều
TUẦN 1
CÔNG NGHỆ
CHỦ ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.
- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình để sử dụng được lâu bền
- 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Học tập và tìm hiểu công nghệ để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. – Cách tiến hành: |
|
– GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì? + Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ? – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới |
– HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ.. + HS trả lời theo hiểu biết của mình. – HS lắng nghe. |
2. Khám phá: – Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 1. Đối tượng thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân) – GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Em hãy cho biết đâu là đối tượng tự nhiên (có sẵn trong tự nhiên) và đâu là sản phẩm công nghệ (do con người tạo ra) trong các hình dưới đây. – GV mời các HS khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. – GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Đối tượng tự nhiên là những đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Sản phẩm công nghệ là những sản phẩm do con người tạo ra. |
– Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày: + H1: Đối tượng tự nhiên. + H2: Sản phẩm công nghệ. + H3: Sản phẩm công nghệ. + H4: Đối tượng tự nhiên. – HS nhận xét ý kiến của bạn. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
3. Luyện tập: – Mục tiêu: + Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. – Cách tiến hành: |
|
Hoạt động 2. Ai kể đúng: Em hãy cùng các bạn kể một số đối tượng tự nhiên hoặc sản phẩm công nghệ. (làm việc nhóm 4) – GV mời học sinh nêu yêu cầu. – GV yêu cầu lớp chia nhóm, thảo luận và trình bày những đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ mà em biết. – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm nêu được nhiều đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ. – GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. |
– 1 HS đọc yêu cầu đề bài. – Học sinh chia nhóm 4 và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: + Một số đối tượng tự nhiên: sông, núi, biển, dòng suối,… + Một số sản phẩn công nghệ: cặp sách, áo quần, xe cộ, cầu cống, công viên,… – Đại diện các nhóm nhận xét. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
4. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: |
|
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”. – Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết. – Cách chơi: + Thời gian: 2-4 phút + Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp. + Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết. + Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng. – GV đánh giá, nhận xét trò chơi. – GV mở rộng thêm:Em có biết: sách vở mà em đang sử dụng là cá sản phẩm công nghệ được làm từ tự nhiên như tre, gỗ,… – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. |
– Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV. – HS lắng nghe luật chơi. – Học sinh tham gia chơi: – HS lắng nghe, rút kinh nghiệm |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Công nghệ 3 Cả năm!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ lớp 3 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Công nghệ lớp 3 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.