Giáo án Công nghệ 7 sách Cánh diều năm 2022 – 2023 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 7 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 7 với 14 bài học và 2 bài ôn tập chủ đề. Hi vọng qua mẫu kế hoạch bài dạy này sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Vậy sau đây là giáo án Công nghệ 7 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Kế hoạch bài dạy Công nghệ 7 Cánh diều (Cả năm)
Ngày soạn:……………
Ngày dạy: ……………..
CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP
Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU
SỐ TIẾT: 02
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a) Năng lực công nghệ
– Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
– Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biển ở Việt Nam.
– Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến.
– Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
– Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề trong trồng trọt.
– Nhận thức được sở thích,sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
b) Năng lực chung
– Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về vị trí, vai trò và triển vọng của trồng trọt.
– Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh, ảnh để tìm hiểu về vai trò của trồng trọt, kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để phân biệt một số phương thức trồng trọt phổ biến.
– Năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo trong việc tìm hiểu trồng trọt công nghệ cao.
2. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trồng trọt nói chung và vai trò của trồng trọt.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận về các phương thức trồng trọt.
– Báo cáo trung thực, chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
– Nhận thức được sở thích và sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong trồng trọt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Sử dụng các hình ảnh trong SGK: hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6.
– Soạn bài giảng.
– Sử dụng phiếu học tập nhóm.
2. Học sinh
– Đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK.
– Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết |
Hoạt động |
PP/KTDH |
PP/ CCDG |
1 |
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút). |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Hỏi đáp Câu hỏi |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40 phút) |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Hỏi đáp Câu hỏi |
|
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu vai trò và triển vọng của trồng trọt ( 15 phút) |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Hỏi đáp Câu hỏi |
|
Hoạt động 2.2.Tìm hiểu các nhóm cây trồng phổ biến (10 phút) |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Kiểm tra viết Phiếu học tập số 1 |
|
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam (15 phút) |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Kiểm tra viết Phiếu học tập số 2 |
|
2 |
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao (10 phút) |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Kiểm tra viết Bài tập |
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu một số ngành nghề trong trồng trọt (10 phút) |
Vấn đáp Thuyết trình Trực quan |
Hỏi đáp Câu hỏi |
|
3. Hoạt động 3: Luyện tập(20 phút). |
Hợp tác Khăn trải bàn |
Kiểm tra viết Đề kiểm tra ngắn(Câu hỏi trắc nghiệm) Phiếu học tập số 3. |
|
4. Hoạt động 4: Vận dụng(5 phút). |
Hợp tác Trực quan |
ĐG qua sản phẩm học tập Sản phẩm học tập (báo cáo) |
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu
Giúp học sinh xác định được các vấn để học tập liên quan đến trồng trọt.
b) Sản phẩm
Câu trả lời của cá nhân học sinh.
c) Nội dung và cách thức tiến hành
– Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu hình ảnh giỏ rau, củ, quả cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi:
+ Hình ảnh cho biết sản phẩm đó là của ngành nghề nào?
+ Trồng trọt là gì? Nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến trồng trọt.
– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh quan sát và thực hiện trả lời câu hỏi.
– Kết luận, nhận định (giáo viên “chốt”): Dựa vào câu trả lời của học sinh để dẫn vào bài: Trồng trọt mang lại vai trò gì? Có những phương pháp trồng trọt nào? Vận dụng phát triển trồng trọt công nghệ cao trong thời đại 4.0 như thế nào?
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu: “ Giới thiệu về trồng trọt”.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40 phút)
2.1. Tìm hiểu vai trò và triển vọng của trồng trọt (15 phút)
a) Mục tiêu
Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt.
b) Sản phẩm
Nội dung ghi vở của học sinh: vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
c) Nội dung và cách thức tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Yêu cầu học sinh đọc mục 1.1 SGK, quan sát Hình 1.1, 1.2 và trả lời các câu hỏi: 1. Nêu vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình. 2. Từ thực tiễn cuộc sống của bản thân và quan sát thế giới xung quanh, em hãy kể thêm các vai trò của trồng trọt. – Yêu cầu học sinh đọc mục l.2 SGK, trả lời các câu hỏi: 1. Hãy cho biết triển vọng của ngành trồng trọt ở Việt Nam như thế nào? 2. Nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu trả lời các câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động – Cá nhân trình bày kết quả tìm hiểu. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Giáo viên nhận xét. – Giáo viên kết luận. |
1. Vai trò và triển vọng của trồng trọt. 1.1. Vai trò của trồng trọt – Cung cấp lương thực, thực phẩm. – Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi. – Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, v.v… – Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu. – Tạo việc làm. – Góp phần cải tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, v.v… 1.2. Triển vọng của trồng trọt – Phát triển nhiều loại cây trồng cho năng suất cao và chất lượng tốt, giúp tăng giá trị xuất khẩu và kinh tế cao. – Lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam: + Tự nhiên: Khí hậu và địa hình thuận lợi. + Con người: cần cù, thông minh và nhiều kinh nghiệm. + Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ. Khoa học công nghệ phát triển ứng dụng nhiều trong trồng trọt. |
2.2. Tìm hiểu các nhóm cây trồng phổ biến (10 phút)
a) Mục tiêu
Nhận biết được các nhóm cây trồng phổ biến và vai trò của chúng đối với đời sống con người.
b) Sản phẩm
– Bài tập tương ứng trong Hình 1.3.
– Phiếu học tập số 1.
c) Nội dung và cách thức tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK, quan sát Hình 1.3, nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng. Phân biệt nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp. – Hoàn thành phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 1 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu trả lời câu hỏi. – Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động – Cá nhân trình bày kết quả tìm hiểu. – Đại diện nhóm trình bày PHT. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – HS nhận xét, đánh giá các nhóm. – Giáo viên kết luận. |
2.3. Tìm hiểu về một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam (15 phút)
a) Mục tiêu
Nhận biết được một số phương thức trồng trọt phổ biến: ngoài tự nhiên, trong nhà có mái che và phương thức trồng trọt kết hợp.
b) Sản phẩm
Báo cáo trình bày của các nhóm về khái niệm, ưu và nhược điểm của các phương thức trồng trọt của từng nhóm.
c) Nội dung và cách thức tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức cần đạt |
|
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK, quan sát hình 1.4, thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu học tập số 2:
Nhóm 1, 2, 3: trồng ngoài trời Nhóm 4, 5, 6: trồng trong nhà có mái che Bước 2: thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập số 2. Bước 3: báo cáo kết quả học tập Đại diện nhóm trình bày kết quả tìm hiểu trên phiếu học tập Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – Giáo viên nhận xét, bổ sung, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh – Giáo viên kết luận |
3. Một số phương pháp trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. 3.1. Trồng ngoài trời 3.2. Trồng trong nhà có mái che |
…………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Công nghệ 7 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Công nghệ 7 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy Công nghệ 7 năm 2022 – 2023 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.