Giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống được xây dựng rất cẩn thận bám sát nội dung 3 chuyên đề gồm 10 bài học trong sách giáo khoa.
Giáo án Chuyên đề Vật lý lớp 10 Kết nối tri thức còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Chuyên đề Vật lí 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.
Giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 sách Kết nối tri thức
CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÝ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
TIẾT:
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẬT LÝ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Nêu được sự ra đời và thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm.
– Nêu được sơ lược vai trò của cơ học Newton trong sự phát triển của vật lý.
– Liệt kê được số nhánh nghiên cứu chính của vật lý cổ điển.
– Nêu được sự khủng hoảng của vật lý cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lý hiện đại.
– Liệt kê một số lĩnh vực chính của vật lý hiện đại.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
– Năng lực thực nghiệm.
– Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.
– Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
– Hiểu được sự ra đời của vật lý thực nghiệm là quá trình phát triển qua các giai đoạn.
– Mô tả được những thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm dựa trên nền tảng kiến thức vật lý và phương pháp thực nghiệm.
– Nhận biết được vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lý học.
– Mô tả được một số nhánh nghiên cứu của vật lý cổ điển.
– Nhận biết được sự khủng hoảng của vật lý cuối thế kỉ XIX, tiền đề cho sự ra đời của vật lý hiện đại.
– Mô tả được một số lĩnh vực chính của vật lý hiện đại.
3. Phẩm chất
– Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
– Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
– Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Các hình ảnh trong SGK và các video liên quan đến bài học.
– Bài giảng Powerpoint.
– Phiếu học tập.
– Bảng kiểm đánh giá quá trình thảo luận chung theo nhóm.
STT |
TIÊU CHÍ |
NHÓM 1 |
NHÓM 2 |
NHÓM 3 |
NHÓM 4 |
1 |
Phân công nhiệm vụ rõ ràng |
||||
2 |
Chấp nhận nhiệm vụ được phân công |
||||
3 |
Giữ trật tự kỷ luật, không đùa giỡn |
||||
4 |
Đưa ra được phương án thí nghiệm |
||||
5 |
Thực hiện được thí nghiệm |
||||
6 |
Trình bày tự tin, trôi chảy |
||||
7 |
Các thành viên tham gia hỗ trợ khi có câu hỏi cho nhóm |
||||
8 |
Nội dung trình bày chính xác, đúng chủ đề |
Điểm số cho từng nội dung: 2 – rất tốt, 1 – tốt, 0 – chưa tốt.
Các phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1 NHÓM SỐ: 1 – LỚP:…. Thành viên của nhóm: I. Sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm. 1. Sự ra đời của vật lý thực nghiệm – Nhiệm vụ 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau. Câu 1: Hãy trình bày sự ra đời của vật lý thực nghiệm: a. Các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu thế giới tự nhiên? b. Nhà Bác học nào là người đầu tiên xây dựng hệ thống tri thức mới? c. Nhà Bác học nào là người đặt nền móng cho phương pháp thực nghiệm? Câu 2: Aristotle quan niệm các vật nặng rơi nhanh hơn các vật nhẹ, nhưng Galilei không tin như thế, ông đã làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa (Pi – da) và đưa ra kết luận: Không có sức cản của không khí (hoặc sức cản rất nhỏ so với trọng lượng của vật) thì các vật rơi như nhau (Hình 1.1). Hãy chỉ ra sự khác nhau trong nghiên cứu của Aristotle và Galilei. + Làm thí nghiệm để chứng minh quan điểm vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ của Aristotle là không chính xác? Câu 3: Phương pháp thực nghiệm có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển của vật lý học và các cuộc cách mạng công nghiệp? – Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị nội dung và hoàn thành bài thuyết trình dựa vào các gợi ý sau: + Tìm hiểu và trình bày sự ra đời của Vật lý thực nghiệm. + Các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu thế giới tự nhiên + Làm thí nghiệm để chứng minh quan điểm vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ của Aristotle là không chính xác. + Tìm hiểu và trình bày vai trò của phương pháp thực nghiệm đối với quá trình phát triển của vật lý học và các cuộc cách mạng công nghiệp. |
Phiếu học tập số 1
NHÓM SỐ: 2 – LỚP:….
Thành viên của nhóm:
STT | HỌ VÀ TÊN |
1 | |
2 |
2. Sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm.
Một số thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm.
– Nhiệm vụ 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau.
Câu 1: Trình bày một số thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm?
Câu 2: Vật lý thực nghiệm có vai trò như thế nào trong việc phát minh ra máy hơi nước?
Câu 3: Việc sáng chế ra máy phát điện và động cơ điện có tác động như thế nào đến sản xuất?
– Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị nội dung và hoàn thành bài thuyết trình dựa vào các gợi ý sau:
+ Tìm hiểu và trình bày một số thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm.
+ Tìm hiểu và trình bày vai trò của vật lý thực nghiệm trong việc phát minh ra máy hơi nước?
+ Tìm hiểu việc sáng chế ra máy phát điện và động cơ điện có tác động như thế nào đến sản xuất.
Phiếu học tập số 1
NHÓM SỐ: 3 – LỚP:….
Thành viên của nhóm:
STT | HỌ VÀ TÊN |
1 | |
2 |
2. Sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lý thực nghiệm.
Vai trò của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lý học. Một số nhánh nghiên cứu chính của vật lý cổ điển
– Nhiệm vụ 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau.
+ Câu 1: Hãy nói về một số ảnh hưởng của cơ học Newton đối với sự phát triển của vật lý học?
+ Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy mô tả các nhánh nghiên cứu của vật lý cổ điển?
+ Câu 3: Kể tên một số nghiên cứu của các nhánh nghiên cứu của cơ học cổ điển?
+ Câu 4: Vì sao âm học được gọi là một nhánh của cơ học?
+ Câu 5: Vai trò của các nhánh chính của vật lý cổ điển đối với sự phát triển đối với sự phát triển của khoa học công nghệ?
– Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị nội dung và hoàn thành bài thuyết trình dựa vào các gợi ý sau:
+ Giới thiệu sơ lược về nhà Bác học Newton.
+ Tìm hiểu và trình bày một số ảnh hưởng của cơ học Newton trong sự phát triển của Vật lý.
+ Tìm hiểu và vẽ sơ đồ tư duy mô tả các nhánh nghiên cứu của vật lý cổ điển và kể tên một số nghiên cứu của các nhánh nghiên cứu của cơ học cổ điển.
+ Tìm hiểu và giải thích vì sao âm học là một nhánh của cơ học.
+ Tìm hiểu và trình bày vai trò của các nhánh chính của vật lý cổ điển đối với sự phát triển đối với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Phiếu học tập số 1
NHÓM SỐ: 4 – LỚP:….
Thành viên của nhóm:
STT |
HỌ VÀ TÊN |
1 |
|
2 |
2. Sự ra đời của vật lý hiện đại.
– Nhiệm vụ 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau.
+ Câu 1: Kể tên một số phát hiện quan trọng tạo ra sự khủng hoảng của vật lý cuối thế kỉ XIX?
+ Câu 2: Hãy cho biết vật lý hiện đại ra đời như thế nào?
+ Câu 3: Nêu tầm quan trọng của thuyết tương đối? Ứng dụng của nó trong khoa học và đời sống?
+ Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy mô tả các nhánh nghiên cứu của vật lý hiện đại.
– Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị nội dung và hoàn thành bài thuyết trình dựa vào các gợi ý sau:
+ Tìm hiểu và kể tên các phát hiện quan trọng tạo ra sự khủng hoảng của vật lý cuối thế kỉ XIX.
+ Vật lý hiện đại ra đời như thế nào?
+ Tìm hiểu và nêu tầm quan trọng của thuyết tương đối và ứng dụng của nó trong khoa học và đời sống.
+ Vật lý hiện đại có những lĩnh vực chính nào?
+ Những thành tựu nổi bật của vật lý hiện đại là gì?
…………………..
Tải File tài liệu để xem thêm Giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy Chuyên đề Vật lí 10 (Cả năm) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.