Giáo án Âm nhạc 6 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài soạn của chủ đề 1 đến 3, giúp thầy cô tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 6 theo chương trình mới.
Tải giáo án Âm nhạc 6, sẽ giúp thầy cô tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án lớp 6 của mình. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử – Địa lí 6. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề 1: VUI BƯỚC ĐẾN TRƯỜNG (4 tiết)
Tiết 1: Học Hát: MÙA KHAI TRƯỜNG
Nhạc Cụ: TẬP GÕ THEO ÂM HÌNH TIẾT TẤU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và thuộc lời bài hát Mùa khai trường.
- Biết sử dụng nhạc cụ tiết tấu gõ cho bài Mùa khai trường.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc:
- Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng. Thể hiện các mẫu âm đúng cao độ, trường độ, đúng kĩ thuật. Biết điều chỉnh cường độ để thể hiện sắc thái
Cảm thụ và hiểu biết:
- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc:
- Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Mùa khai trường; vẽ tranh về thầy cô và mái trường.
3. Phẩm chất:
- Qua giai điệu lời ca của bài hát Mùa khai trường, HS thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những ước mơ đẹp, kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, tranh ảnh
- Chuẩn bị một số băng đĩa nhạc để giới thiệu về tác phẩm âm nhạc
- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan.
- Phiếu đánh giá
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề /nhiệm vụ học tập
Hoạt động của giáo viên | Nội dung | Hoạt động của học sinh |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập – HS quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi. – Qua bức tranh cho ta biết điều gì? – HS nghe bài hát Mùa khai trường trả lời những câu hỏi sau.- – Bài hát có tinh chất, thể hiện cảm xúc? – Bài hát viết ở nhịp gì? – Bài hát được chia làm mấy đoạn? Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. – Giáo viên nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. |
– Cảnh HS nô nức tới trường – Hồn nhiên, trong sáng thể hiện cảm xúc dạt dào, niềm vui của tuổi học sinh nô nức đến trường. – Bài hát được viết ở nhịp 2/4. – Bài hát được chia làm 2 đoạn. |
Thực hiện nhiệm vụ học tập – GV khuyến khích học sinh hợp tác tích cực với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Báo cáo kết quả hoạt động – HS trả lời các câu hỏi. – Theo dõi đánh giá và chuẩn bị tâm thế vào bài mới. |
Tuổi thơ của các em thật đẹp, bởi mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ở trường các em không chỉ được học các kiến thức mà các em còn được vui chơi ca hát líu lo bên thầy cô bè bạn. Vậy niềm vui của các bạn học sinh đến trường là gì, hôm nay cô trò mình cùng đến với một bài hát của nhạc sĩ Phạm Việt Phương – Mùa khai trường.
Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới (20’)
Hoạt động của giáo viên | Nội dung | Hoạt động của học sinh |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Treo bảng phụ đàn và hát mẫu bài hát.(Nghe hát mẫu theo băng đĩa nhạc). – GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu: – Nhóm 1: Nêu hiểu biết của em về nhạc sĩ. – Nhóm 2: Kể tên những sáng tác của nhạc sĩ mà em biết. – Nhóm 3:Bài hát được chia làm mấy câu? Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. – Giáo viên nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Gồm … câu: ( 2 đoạn) – Câu 1: …………. – Câu 2: …………. – Câu 3: ………… |
Thực hiện nhiệm vụ học tập – Cảm nhận giai điệu và lời ca của bài hát – Tìm hiểu nội dung liên quan đến tác giả, tác phẩm. Báo cáo kết quả: – Hs trả lời – HS thực hiện – Theo dõi vận động theo tiến trình bài dạy. |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Yêu cầu và hướng dẫn HS luyện thanh. – GV lần lượt dạy từng đoạn, từng câu theo lối móc xích Em có nhận xét gì về giai điệu và lời ca của bài hát? Em hãy nêu nội dung bài hát? Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. – Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt sang phần luyện tập. |
2. Học hát – Giai điệu: Vui tươi, hồn nhiên, tinh tế – Lời ca: Trong sáng , giàu hình ảnh + Nội dung: – Bài hát vẽ lên một bức tranh sinh động về lứa tuổi học trònô nức tới trường. |
Thực hiện nhiệm vụ học tập – Luyện thanh theo yêu cầu và hướng dẫn của GV – Học theo sự hướng dẫn của GV Báo cáo kết quả: – Hs trả lời – Nhận xét đánh giá phần trình bày của các dãy bàn. – Theo dõi, tiếp thu kiến thức |
Hoạt động3: luyện tập (13’)
Hoạt động của giáo viên |
Nội dung |
Hoạt động của học sinh |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia các nhóm GV yêu cầu: nhóm nào hát đúng lời ca, giai điệu và có động tác biểu diễn phù hợp sẽ được nhận thưởng. – GV gọi nhóm lên biểu diễn Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. – Giáo viên nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. – Thu phiếu chấm điểm |
3. Luyện tập |
Thực hiện nhiệm vụ học tập Làm theo yêu cầu và hướng dẫn của GV Báo cáo kết quả: – Các nhóm lên biểu diễn – Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. |
Hoạt động 4: Vận dụng kết hợp nhạc cụ
Hoạt động của giáo viên |
Nội dung |
Hoạt động của học sinh |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu các nhóm lên bảng biểu diễn lại -Tìm những câu nhạc để thể hiện tiết tấu gõ? – Hướng dẫn học sinh tự gõ tiết tấu theo kiểu hòa âm, vận động cơ thể theo nhạc. Đánh giá kết quả – Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng. – Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về cách gõ hòa âm, vận động cơ thể. |
Thực hiện nhiệm vụ học tập – Thực hiện nhiệm vụ HS làm theo hướng dẫn của giáo viên. Báo cáo kết quả: – Các nhóm lên biểu diễn -Nghe giáo viên giao nhiệm vụ. |
Tiết 2: ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
NHẠC CỤ: TẬP GÕ THEO ÂM HÌNH TIẾT TẤU(Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.
- HS vận dụng những kiến thức, năng lực, phẩm chất để thể hiện các nội dung và yêu cầu của bài học.
2. Năng lực:
- Thể hiện âm nhạc: Biết đọc bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách và đánh nhịp 24
- Cảm thụ và hiểu biết: Thể hiện đúng tính chất, sắc thái; gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài đọc nhạc.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo một số động tác vận động cơ thể cho Bài đọc nhạc số 1.
- Biết tự viết lời mới dựa trên âm hình tiết tấu; vẽ tranh minh họa cho chủ đề Tuổi học trò
3. Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động nhóm trong giờ học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
- Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và trả lời các câu hỏi GV đã giao từ tiết học trước.
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 6 sách Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Âm nhạc 6 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 6 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.