Bạn đang xem bài viết Giải đáp 12 câu hỏi mà mẹ sinh mổ nào cũng thắc mắc tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cũng giống như sinh thường, sau khi sinh mổ, các mẹ sẽ phải trải qua giai đoạn phục hồi và kiêng cử nghiêm ngặt cần chú ý. Nếu các mẹ còn có nhiều thắc mắc cần giải đáp sau sinh mổ về sức khỏe của mẹ và bé thì hãy theo dõi bài viết sau đây cùng Pgdphurieng.edu.vn nhé.
Sau sinh mổ có được đánh răng không?
Mẹ vẫn có thể đánh răng, vệ sinh răng miệng như bình thường ngay sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, nên lựa chọn đánh răng bằng nước ấm, dùng bàn chải mềm để tránh gây ê buốt nướu. Ngoài ra có thể dùng chỉ nha khoa tiện lợi mà vẫn an toàn, sạch sẽ.
Sau sinh mổ có cần kiêng tắm từ 1-3 tháng không?
Đối với sinh thường, mẹ có thể tắm gội sau 1 ngày nếu tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên với sinh mổ, mẹ có thể cần ít nhất một tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không nhất thiết phải kiêng tắm từ 1-3 tháng vì việc không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ có thể gây nên nhiễm trùng.
Khi tắm rửa, mẹ cần chú ý lựa chọn nước ấm vừa đủ, tránh để nước đọng lại trên vết mổ. Ngoài ra cũng nên tắm ở phòng kín gió, vệ sinh nhẹ nhàng và đặc biệt nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ trước nhé.
Sinh mổ xong bao lâu thì được ra ngoài?
Sau khi sinh mổ, sức đề kháng của mẹ còn khá yếu, dễ bị cảm và ốm vậy nên việc ra ngoài tiếp sớm không tốt cho sức khỏe của mẹ. Thời gian này còn phụ thuộc và sức khỏe và khả năng phục hồi của mẹ, thông thường là khoảng sau 3 tuần đến 1 tháng. Sau khi hỏi ý kiến bác sĩ thì bạn có thể bắt đầu ra ngoài để tinh thần thoải mái hơn.
Mẹ có được mặc áo tay cộc vào mùa nóng?
Mẹ hoàn toàn có thể mặc áo tay cộc, trang phục thoải mái nếu thời tiết nóng bức và cũng không cần đi tất khi ở trong nhà. Tuy nhiên vì sức đề kháng còn yếu nên mẹ không nên ngồi ở trước quạt hay điều hòa nhiệt độ thấp nhé.
Sau sinh mổ có cần kiêng ngồi xổm không?
Sau sinh mổ thì các dây chằng và bộ phận sinh dục cần có thời gian phục hồi vì thế mẹ không nên ngồi xổm hai chân, không mang vác nặng. Vì điều nàu có thể sẽ làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong cơ thể dễ sa xuống dưới và ra ngoài dẫn đến sa sinh dục.
Sản dịch bao lâu thì hết?
Sản dịch thường sẽ kéo dài từ 2-4 tuần sau khi sinh, tùy thuộc vào cơ địa từng người và sản dịch của người sinh mổ cũng ít hơn của người sinh thường. Những ngày đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ như máu kinh nguyệt, trong 1 tuần tiếp theo sẽ đổi sang màu đỏ nâu và 10 ngày tiếp theo sẽ chuyển sang vàng hoặc trắng.
Sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ tình dục?
Sản phụ sinh mổ không ảnh hưởng quá nhiều đến âm đạo, nhưng vết mổ rất dễ bị bục, rách và dẫn đến viêm nhiễm nếu chưa lành hoàn toàn. Nên thông thường thì khoảng 3 – 4 tháng sau sinh thì có thể trở lại cuộc sống tình dục như bình thường, khi mà các vết mổ và cổ tử cung đã hồi phục.
Tham khảo thêm: Sinh mổ bao lâu mới quan hệ được, những mối nguy khi quan hệ sớm?
Tình trạng “khô hạn” sau sinh mổ khắc phục như thế nào?
Sau khi sinh và cho con bú, các loại hormone trong cơ thể phụ nữ như estrogen, progesterone,… sẽ giảm sút trầm trọng dẫn đến “khô hạn”, giảm ham muốn. Để khắc phục tình trạng này thì các mẹ hãy chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời tập thể thao và giữ tinh thần thoải mái, không sử dụng các sản phẩm có nồng độ axit cao, xà phòng để vệ sinh âm đạo, sản phẩm thụt rửa.
Nên tránh thai sau sinh như thế nào?
Khi quan hệ trở lại, các mẹ nên sử dụng các biện pháp tránh thai ngay như sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, thuốc tránh thai, cấy que tránh thai, dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung, miếng dán tránh thai… Đối với thuốc tránh thai thì nên chọn thuốc chứa hoạt chất levonorgestrel hoặc thuốc chứa hoạt chất mifepriston. Tuy nhiên nếu mẹ đang cho con bú thì không nên dùng loại chứa hoạt chất mifepriston.
Đang mang thai cho con bú có được không?
Cho con bú khi mang thai hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hormone oxytocin sản sinh khi bé bú sữa mẹ không đủ để làm giãn cổ tử cung hay gây nên các cơn co thắt ảnh hưởng thai nhi nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?
Tình trạng vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa không quá đáng ngại. Để hạn chế tình trạng này thì các mẹ nên chú ý:
- Không mặc quần áo quá chật, nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, tránh tiếp xúc sát với vết mổ.
- Chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, không tự ý tập thể dục quá sức khi sẹo chưa lành.
- Hạn chế để vùng da sẹo tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để vết mổ nhanh lành, tránh để lại sẹo lồi.
- Quá trình thay băng, vệ sinh vết mổ cần sạch sẽ, vô trùng.
- Không nên gãi vết mổ hay tự ý bôi thuốc không có sự đồng ý của bác sĩ lên vết mổ.
Vết sẹo mổ sau sinh sẽ lành trong bao lâu?
Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, quá trình chăm sóc và vệ sinh vết mổ mà mỗi người sẽ có thời gian lành sẹo khác nhau. Thông thường, nếu nhanh thì có thể thấy vết sẹo lành rõ rệt ngay vài tuần sau sinh. Quá trình này sẽ chậm lại sau đó, tuy nhiên sản phụ sẽ ít cảm thấy đau nhức ở vết mổ nữa.
Trên đây là giải đáp 12 câu hỏi mà mẹ sinh mổ nào chắc hẳn cũng thắc mắc. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Pgdphurieng.edu.vn nhé.
Nguồn: Chuyên trang Tí Thức Trẻ
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải đáp 12 câu hỏi mà mẹ sinh mổ nào cũng thắc mắc tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.