Ghi bảng Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bao gồm toàn bộ các bài học trong chương trình học kì 1, giúp thầy cô tham khảo để biết cách trình bày bảng môn Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo Tập 1.
Để mỗi tiết học trở nên thú vị hơn, hấp dẫn các em học sinh thì giáo viên cần có một số kỹ năng trình bày bảng đẹp, khoa học khi dạy bất cứ môn học nào. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để tham khảo cách ghi bảng môn Văn 9 CTST.
Ghi bảng Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Bài 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG (Thơ – 13 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 3 tiết; Nói – Nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
PHẦN ĐỌC
A. Tri thức đọc hiểu
1. Văn bản văn học và Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học
2. Kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ thơ
B. Đọc văn bản:
Văn bản 1: Quê hương
I. Trải nghiệm cùng văn bản
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố miêu tả, biểu cảm:
Nội dung |
Thể hiện |
Tác dụng |
Từ ngữ, hình ảnh |
phăng mái chèo, làn da ngăm rám nắng/ cả thân hình nồng thở vị xa xăm; giương to như mảnh hồn làng/ rướn thân trắng; thân bạc trắng; hăng như con tuấn mã; tấp nập đón ghe về |
Miêu tả sinh động người dân chài, làng chài, cánh buồm, chiếc thuyền, những con cá góp phần thể hiện tình cảm của tác giả |
vần, nhịp |
Vần chân, liền (giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ nằm), vần cách đồng thời là vần thông (vôi/ khơi), cách ngắt nhịp 3/5 kết hợp với 3/2/3, 4/4 |
tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài thơ, góp phần thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. |
biện pháp tu từ |
So sánh mới lạ, dùng cái cụ thể (cánh buồm) để chỉ cái trừu tượng (mảnh hồn làng) Nhân hoá: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muốithấm dần trong thớ vỏ |
làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên thiêng liêng, thơ mộng, đồng thời gợi tả sự hiên ngang, mạnh mẽ của người dân miền biển, hoà mình vào thiên nhiên, đương đầu với thử thách. gợi tả cảm giác yên bình, trầm tư sau những ngày sóng gió trên biển. |
yếu tố miêu tả |
Miêu tả dân chài: làn da ngăm rám nắng, phăng mái chèo mạnh mẽ, thân hình nồng thở vị xa xăm Miêu tả con thuyền và cảnh đánh bắt cá: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, cánh buồm giương to, rướn thân trắng, tấp nập đón ghe về, màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,… |
Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố: vừa gợi tả sống động bức tranh cuộc sống lao động đầy chất thơ của làng chài, vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng của người dân chài vừa thể hiện tình cảm thương nhớ quê hương. Tuy nhiên, yếu tố biểu cảm vẫn là chủ đạo vì toàn bộ hệ thống hình ảnh quê hương được hiện lên thông qua nỗi nhớ của một người con xa quê, vì thế, các hình ảnh miêu tả là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. |
yếu tố biểu cảm |
Thể hiện tình cảm của nhà thơ: lòng tôi luôn tưởng nhớ, tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá |
2. mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo
– Cảm xúc tự hào về quê hương được thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh gợi tả sống động vẻ đẹp lao động của dân chài, cuộc sống làng chài (khổ 1, 2, 3), cảm xúc nhớ thương quê hương da diết từ màu sắc (màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi) đến mùi vị nồng mặn của biển cả (khổ 4).
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ca ngợi cuộc sống lao động của người dân chài.
3. kết cấu, chủ đề
– Cách sắp xếp bố cục(3 phần): bài thơ mở đầu với hai dòng thơ giới thiệu khái quát về nghề nghiệp của dân làng, vị trí của làng, sau đó tiếp nối với hình ảnh lao động của cuộc sống làng chài (khổ 2, khổ 3) và kết lại với nỗi nhớ làng chài, nỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh đầy màu sắc (nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi) và mùi vị nồng mặn của quê hương.
– Cách triển khai mạch cảm xúc: tình yêu tha thiết với quê hương được thể hiện gián tiếp qua cách tả về làng, về người dân chài và cuộc sống của họ (khổ 1, 2, 3), qua cách nhìn, cách phóng chiếu những hình ảnh cụ thể thành những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mang linh hồn của quê hương à Thể hiện trực tiếp tình yêu quê hương ở khổ cuối với những từ cảm thán, nỗi nhớ da diết qua những hình ảnh cụ thể đầy màu sắc, hương vị của cuộc sống lao động: màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, mùi nồng mặn của biển cả (khổ 4).
– Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, xét về số lượng thì 18/20 dòng thơ miêu tả, chỉ có hai dòng thơ là biểu lộ trực tiếp tình cảm của tác giả (Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá). Tuy nhiên, phương thức thể hiện chủ yếu vẫn là biểu cảm vì toàn bộ hệ thống hình ảnh quê hương được hiện lên thông qua nỗi nhớ của một người con xa quê, vì thế, các hình ảnh miêu tả là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.
– Chủ đề: Hình ảnh quê hương qua bức tranh sinh hoạt làng chài vùng biển trong nỗi nhớ của tác giả. Chủ đề này được thể hiện qua các hình thức nghệ thuật như giọng điệu trìu mến, thiết tha, bố cục bài thơ, mạch cảm xúc, các biện pháp nhân hoá, so sánh, nghệ thuật sáng tạo hình ảnh,…
Văn bản 2: Bếp lửa
I. Trải nghiệm cùng văn bản
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, bố cục, ngôn ngữ, biện pháp tu từ
Nội dung |
Thể hiện |
Tác dụng |
bố cục |
Bố cục bài thơ gồm 3 phần, thể hiện mạch cảm xúc: từ hồi tưởng về hình ảnh bếp lửa của bà (khổ 1) đến nghẹn ngào, thương yêu thiết tha, trân trọng những giá trị tốt đẹp mà bà trao truyền cho cháu (khổ 2, 3, 4, 5), đến đón nhận niềm vui trăm ngả nhưng vẫn khôn nguôi thương nhớ bà (khổ 6) |
Thể hiện hình ảnh bà sống động, cụ thể từ lúc nhân vật “cháu” còn nhỏ đến lúc trưởng thành, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ và lòng biết ơn đối với bà. |
từ ngữ, hình ảnh |
ngọn lửachờn vờn sương sớm/ ấp iu nồng đượm/ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói/ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Nhóm bếp lửa ấp/ Nhóm niềm yêu thương/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ |
thể hiện hình ảnh bà đảm đang, tảo tần, chăm chút cho cháu, bà vừa làm cha, vừa làm mẹ, là điểm tựa tinh thần cho cả gia đình trong suốt những năm tháng chiến tranh. Thể hiện tình yêu thương, của niềm tin, sự sẻ chia, tình làng, nghĩa xóm. |
biện pháp tu từ |
Ẩn dụ (bếp lửa), điệp từ (nhóm), điệp ngữ (bếp lửa, một ngọn lửa),… |
mở rộng và nhấn mạnh ý nghĩa hình ảnh bếp lửa: không phải chỉ là bếp lửa bình thường mà là ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin, của những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống mà bà đã gieo mầm trong lòng cháu. |
2. Tìm hiểu mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo
– mạch cảm xúc: theo bố cục, suốt bài thơ là sự hồi tưởng, kể lại câu chuyện về bà (tự sự) từ khi cháu mới 4 tuổi đến lúc đi học
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ngợi ca hình ảnh bếp lửa ấm áp, thiêng liêng được nhóm lên từ bàn tay và tấm lòng của bà.
3. Kết cấu, thông điệp và tư tưởng
– Kết cấu: xây dựng hình ảnh sóng đôi bà – bếp lửa, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, sự phát triển của hình ảnh bếp lửa từ hình ảnh thực đến hình ảnh ẩn dụ,… Tất cả những yếu tố đó đã góp phần thể hiện hình ảnh bà – hiện thân cho những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam (đảm đang, chịu đựng, trao truyền cho con cháu tình yêu, niềm tin và những giá trị tốt đẹp) và tình cảm biết ơn, thương nhớ bà khôn nguôi.
-Thông điệp: tình yêu thương là ngọn lửa dẫn dắt con người trong cuộc sống, là động lực giúp ta sống tốt hơn.
– Tư tưởng của tác phẩm là những điều tốt đẹp được gieo mầm, hình thành từ tuổi thơ, có tác dụng giúp con người trưởng thành, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. Các động từ “nhóm”, “nhen” là biểu tượng cho sự gieo mầm, hình ảnh “bếp lửa” tượng trưng cho những giá trị tốt đẹp có tác dụng nuôi dưỡng, nâng đỡ con người trong suốt cuộc đời.
4. Đặc điểm thể loại thơ:
Một số đặc điểm của thể loại thơ |
– Ngôn ngữ – Biện pháp tu từ – Mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo – Kết cấu – Thông điệp – Tư tưởng, chủ đề |
C. LUYỆN TẬP
Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của Sông Đà
Câu 1:
– Vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình, thơ mộng, hoang sơ của sông Đà được nhìn từ các góc nhìn: từ trên máy bay nhìn xuống, từ trên mặt đất, trên sông nhìn sang hai bờ sông.
– Một số từ ngữ miêu tả sông Đà từ góc nhìn trên cao: cái dây thừng ngoằn ngoèo, từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, mùa xuân dòng xanh ngọc bích; từ ngữ miêu tả sông Đà từ góc nhìn trên mặt đất: màu nắng tháng ba Đường thi, bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà; từ ngữ miêu tả sông Đà từ hai bên bờ sông: cảnh ven sông lặng tờ, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh, bờ sông hoang dại.
Câu 2:
– Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ nhất: làm rõ toàn cảnh vẻ đẹp trữ tình, nên thơ của sông Đà.
– Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thứ hai: làm rõ vẻ đẹp hoang sơ của sông Đà, vẻ đẹp chưa bị bàn tay con người khai phá.
Câu 3: Tự hào, say mê với vẻ đẹp của sông Đà, của Tổ quốc (hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, mùa xuân dòng xanh ngọc bích, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng; gặp lại cố nhân); giận dữ vì thực dân Pháp đã đặt tên sông Đà là đen (chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen…).
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ghi bảng Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Ghi bảng Văn 9 năm 2024 – 2025 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.