Giải GDCD 8 Bài 20 là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 55, 56, 57 bài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải bài tập GDCD 8 bài 20 trang 55, 56, 57 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải GDCD 8 bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Khái quát nội dung câu chuyện
- Lý thuyết GDCD 8 Bài 20
- Trả lời Gợi ý Bài 20 trang 55 SGK GDCD 8
- Giải bài tập GDCD 8 Bài 20 trang 56, 57
Khái quát nội dung câu chuyện
– Điều 8 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: TE được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
– Giữa hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ với nhau. Mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp với hiến pháp và cụ thể hoá hiến pháp.
– Hiến pháp 1946: Sau khi CMT8 thành công, nhà nước ban hành hiến pháp của CM dân tộc, dân chủ và nhân dân.
– Hiến pháp 1959: Là hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
– Hiến pháp 1980: Là hiến pháp của thời kì quá độ lê CNXH trên phạm vi cả nước.
– Hiến pháp 1992: Là hiến pháp của thời kì đổi mới.
– Hiện nay Hiến pháp mới nhất là Hiến pháp năm 2013.
=> Ý nghĩa: Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước . Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển – xã hội của đất nước.
Lý thuyết GDCD 8 Bài 20
1. Khái niệm
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta.
2 Nội dung cơ bản của hiến pháp
- Bản chất nhà nước.
- Chế độ chính trị.
- Chế độ kinh tế.
- Chính sách xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ.
- Bảo vệ tổ quốc.
- Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp do quốc hội xây dựng.
2.3 Trách nhiệm của công dân
– Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.
Trả lời Gợi ý Bài 20 trang 55 SGK GDCD 8
a) Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hoá Điều 37 của Hiến pháp.
Trả lời:
Ngoài Điều 6 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có Điều 8 .Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.
b) Từ Điều 37, Điều 119 của Hiến pháp và các điều Luật trên, em có nhận xét gì vé mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình?
Trả lời:
Giữa Hiến pháp và các điều luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mọi văn bản pháp luật đều phải phù hợp Hiến pháp và cụ thể hóa Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở, là nền tảng của hệ thống pháp luật.
Bài | 12 |
– Hiến pháp năm 1992: Điều 64 – Luật Hôn nhân và Gia đình: Điều 2 |
Bài | 16 |
Hiến pháp năm 1992: Điều 58 – Bộ luật Dân sự: Điều 175 |
Bài | 17 |
– Hiến pháp năm 1992: Điều 17, 18 – Bộ luật Hình sự: Điều 144 |
Bài | 18 |
– Hiến pháp năm 1992: Điều 74 – Luật khiếu nại, tố cáo: Điều 4, 30, 31, 33 |
Bài | 19 |
– Hiến pháp năm 1992: Điều 69 – Luật Báo chí: Điều 2 |
Giải bài tập GDCD 8 Bài 20 trang 56, 57
Câu 1
Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực: Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 16 (trích). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 50 (trích). Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia,tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 2 (trích) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức….
Điều 102 (trích). Tòa àn nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Lời giải:
Sắp xếp các điều luật của Hiến pháp theo từng lĩnh vực như sau:
Các lĩnh vực | Điều luật của Hiến pháp |
Chế độ chính trị | Điều 2 |
Chế độ kinh tế | Điều 50, Điều 32 |
Văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ | Điều 58 |
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | Điều 16, Điều 33 |
Tổ chức bộ máy nhà nước | Điều 86, Điều 102 |
Câu 2
Điều 69 trong Hiến pháp năm 2013 qui định:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây :
a) Hiến pháp.
b) Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
c) Luật Doanh nghiệp.
d) Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng.
đ) Luật thuế giá trị gia tăng.
e) Luật Giáo dục
Lời giải:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:
– Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật, thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng
– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 3
Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ; cơ quan quản lí nhà nước ; cơ quan xét xử ; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên :
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lời giải:
Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:
– Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh.
– Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo.
– Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giải Giáo dục công dân 8 trang 56, 57 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.