Giải GDCD 8 Bài 1 là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 4, 5 bài Tôn trọng lẽ phải được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải bài tập GDCD 8 bài 1 trang 4, 5 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải GDCD 8 bài 1 Tôn trọng lẽ phải, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Tôn trọng lẽ phải
1. Khái niệm:
– Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
– Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường…
– Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.
=> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
2. Ý nghĩa:
Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.
3. Cách rèn luyện:
Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
4. Ví dụ về tôn trọng lẽ phải
- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai
- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc
5. Ca dao tục ngữ về tôn trọng lẽ phải
- Lời hơn lẽ thiệt
- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời
- Lời hay lẽ phải
- Vàng thật không sợ lửa
- Nói phải củ cải cũng nghe
- Danh ngôn: “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.
Trả lời gợi ý Bài 1 GDCD 8 trang 4
a) Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên ?
Gợi ý đáp án
Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
b) Theo em, trong những trường hợp trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp ? Vì sao ?
Gợi ý đáp án
Để có cách xử sự đúng đắn, phù hợp trong những trường hợp trên, đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
Giải bài tập GDCD 8 Bài 1 trang 4, 5
Câu 1
Em lựa chọn cách giải quyết nào trong trường hợp sau đây và giải thích vì sao ?
Trong các cuộc tranh luận với các bạn cùng lớp, em sẽ :
a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác ;
b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo ;
c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo ;
d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
Gợi ý đáp án
Em lựa chọn cách giải quyết C trong trường hợp.
(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
Câu 2
Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao ?
a) Bỏ qua như khônrg biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường ;
b) Xa lánh, không chơi với bạn ;
c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
Gợi ý đáp án
Chọn phương án C. Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực
Câu 3
Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải ?
a) Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập ;
b) Chỉ làm những việc mà mình thích ;
c) Phê phán những việc làm sai trái ;
d) Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình ;
đ) Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai ;
e) Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải ;
g) Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình.
Gợi ý đáp án
Hành vi (a), (c), (e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
Câu 4
Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phái mà em biết.
Gợi ý đáp án
Ví dụ về Tôn trọng lẽ phải:
- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai
- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc
- Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện.
Ví dụ Không tôn trọng lẽ phải :
- Chỉ trích, người ta mà không nói rõ lí do . Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác,
- Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.
- Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.
Câu 5
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải.
Gợi ý đáp án
- Lời hơn lẽ thiệt
- Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lời
- Lời hay lẽ phải
- Vàng thật không sợ lửa
- Nói phải củ cải cũng nghe
- Danh ngôn: “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.
Câu 6
Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ?
Gợi ý đáp án
- Phải sống trung thực, thật thà và tôn trọng người khác.
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Phải phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 1
Câu 1: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
A. Khiêm tốn.
B. Lẽ phải.
C. Công bằng.
D. Trung thực.
Đáp án: B
Câu 2: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?
A. Tôn trọng lẽ phải.
B. Tiết kiệm.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn.
Đáp án: A
Câu 3: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 4: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?
A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
B. Dung túng cho kẻ giết người.
C. Đánh chửi cha mẹ.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 5: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.
Đáp án: B
Câu 6: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Đáp án: A
Câu 7: C ác hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
Đáp án: A
Câu 8: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Không trung thực.
C. Không chín chắn.
D. Không có ý thức.
Đáp án: A
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 1: Tôn trọng lẽ phải Giải Giáo dục công dân 8 trang 4, 5 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.