Giải bài tập GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 giải được các bài tập trong sách giáo khoa phần luyện tập vận dụng trang 15. Đồng thời nhanh chóng nắm vững kiến thức về cảm thông và sẻ chia.
Soạn Giáo dục công dân lớp 7 Bảo tồn di sản văn hóa được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn đầy đủ với các nội dung trong SGK trang 16→19, giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn GDCD 7. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải GDCD 7 bài 3 Quan tâm, cảm thông và chia sẻ,mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Giải Luyện tập GDCD 7 Bài 3 trang 19
Luyện tập 1
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ về sự quan tâm, cảm thông chia sẻ và thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao tục ngữ đó
Gợi ý đáp án
+ Lá lành đùm lá rách. Đây là câu tục ngữ nói về sự chia sẻ của con người trong cuộc sống. Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà đầy yêu thương, quý mến và thân thương trong cuộc sống. Những người có điều kiện thuận lợi, khấm khá trong xã hội cũng như công việc sẽ giúp đỡ những người không có điều kiện hay khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng chung tay góp sức giúp đỡ những người khó khăn, những người hoạn nạn để cuộc sống thêm tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
+ Miếng khi đói bằng gói khi no: Câu tục ngữ nói về sự chia sẻ của con người những lúc hoạn nạn khó khăn. Khi người gặp hoạn nạn mà được người khác giúp đỡ thì sẽ rất quý trọng và yêu thương họ hơn. Khi chúng ta đói rách hay khó khăn thì chúng ta luôn có được sự giúp đỡ của những người giàu có hơn. Khi chúng ta có điều kiện tốt hơn những người trong cuộc sống thì chúng ta phải yêu thương giúp đỡ những người khó khăn hơn.
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Câu tục ngữ thể hiện sự yêu thương, đùm bọc con người với mọi người xung quanh. Khi chúng ta gặp hoạn nạn thì mọi người xung quanh sẽ được giúp đỡ và yêu thương chúng ta, chúng ta nên biết trân trọng và yêu quý những người giúp đỡ chúng ta những lúc hoạn nạn và khó khăn.
Luyện tập 2
Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
A. Không chơi với những bạn học kém
B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông
C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm
D. Thăm hỏi và động viên người già neo đơn
Gợi ý đáp án
Những việc nên làm: B, D vì đây là những việc thể hiện sự cảm thông, chia sẻ giữa con người và con người.
Những việc không nên làm: A, C vì đây là những việc thể hiện sự ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ tới người khác.
Luyện tập 3
Em hãy thực hiện một lời nói, hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với bạn bè thầy cô trong lớp mình.
Gợi ý đáp án
– Giúp đỡ những bạn học kém hơn trong lớp bằng cách giảng bài giúp bạn.
– Thấy bút của bạn hỏng thì cho bạn mượn bút.
– Gặp thầy, cô chào hỏi lễ phép.
– Gia đình bạn trong lớp gặp khó khăn kêu gọi bạn bè ủng hộ, giúp đỡ.
Luyện tập 4
A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bai bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học của mình.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?
b) Theo em, ý kiến của H như vậy có đúng không? Tại sao?
Gợi ý đáp án
a) Việc làm của bạn A rất là đúng. Bởi vì bạn N ốm không thể đến lớp nhiều ngày thì kiến thức sẽ bị chậm hơn so với các bạn trên lớp cho nên bạn A đã ghi đầy đủ bài vở để mang về cho N chép và giảng những chỗ khó hiểu cho bạn.
b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy là sai. Vì bạn A đã mang vở sang cho bạn chép và giảng bài cho bạn N mà bạn H lại có ý kiến như thế ích kỉ không quan tâm đến công sức của bạn A đã mang vở sang và giảng cho bạn hiểu.
Luyện tập 5
Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.
Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm giúp đỡ bạn không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N.
Giải Vận dụng GDCD 7 bài 3 sách Cánh diều
Vận dụng 1
Em hãy làm một sản phẩm mang thông điệp cảm thông, chia sẻ theo gợi ý sau:
– Một bức thư, một bài thuyết trình,..
– Một tấm thiệp, một bức tranh,..
Gợi ý đáp án
Các em tự thiết kế
Vận dụng 2
Em hãy lập kế hoạch giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong lớp theo bảng sau:
Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của em |
Thời gian thực hiện |
Kết quả thực hiện |
Tự đánh giá |
? | ? | ? | ? |
? | ? | ? | ? |
Gợi ý đáp án
Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của em |
Thời gian thực hiện |
Kết quả thực hiện |
Tự đánh giá |
Quyên góp giấy vụn, chai nhựa để lập quỹ ủng hộ |
30 phút mỗi ngày |
Thu được một khoản tiền để ủng hộ |
Đã hoàn thành |
Bóp lưng cho ông bà, bố mẹ |
1 tiếng mỗi ngày |
Ông bà, bố mẹ đỡ đau lưng, mệt mỏi hơn sau một ngày đi làm vất vả |
Đã hoàn thành |
Giảng bài giúp bạn |
45 phút mỗi ngày |
Bạn tiến bộ hơn theo từng ngày |
Đã hoàn thành |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 7 Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ Giáo dục công dân lớp 7 trang 16 sách Cánh diều của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.