GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết bản chất, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa GDCD trang 90.
Giải bài tập GDCD 11 Bài 10 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh lớp 11 tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải bài tập SGK GDCD 11 trang 90, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Lý thuyết Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a. Khái niệm dân chủ
– Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện:
– Mang bản chất giai cấp công nhân.
– Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
– Lấy hệ tư tưởng Mác – Lê-nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.
– Là nền dân chủ của nhân dân lao động.
– Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Giải GDCD 11 Bài 10 trang 90
Câu 1
Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
Gợi ý đáp án
Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
* Thứ nhất, mang bản chất giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là giai cấp của công đảo quần chúng nhân dân lao động.
- Giai cấp đi đầu trong việc đấu tranh, xây dựng một xã hộ mới xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Chỉ có mang bản chất giai cấp công nhân thì chính quyền mới thực sự thuộc về nhân dân.
* Thứ hai, có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Công hữu tức là mọi của cải trong xã hội đều nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của quần chúng nhân dân.
- Công hữu về tư liệu sản xuất là điều kiện quan trọng để nhân dân làm chủ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
* Thứ ba, lấy hệ tư tưởng Mác – Lê Nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
- Đây là hệ tư tưởng khoa học, đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
- Việt Nam đang lựa chọn hệ tư tưởng này là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn về nó đã được chứng minh bằng lịch sử và cả trong thời đại xây dựng đất nước hôm nay.
* Thứ tư, là nền dân chủ của nhân dân lao động
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân chỉ thực sự làm chủ khi họ được bảo đảm về mọi quyền lợi. Đây là các điều mà ở các xã hội khác không có được.
* Cuối tùng, dân chủ gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Đây là nhằm bảo vệ quyền dân chủ cho mọi công dân. Cần trừng trị, ngăn chặn những hành vi đi ngược với lợi ích quần chúng lao động. Từ đó giúp mỗi cá nhân từ hoàn thiện chính bản thân mình.
Câu 2
Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội?
Gợi ý đáp án
Những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần
- Quyền tự do kinh doanh buôn bán
- Quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chung của xã hội.
- Dân chủ trong lĩnh vực chính trị
- Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước
- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
- Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
- Quyền tham gia vào đời sống văn hóa
- Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa
- Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.
- Dân chủ trong lĩnh vực xã hội
- Quyền lao động, bình đẳng nam nữ
- Quyền được hưởng an toàn, bảo hiểm XH
- Quyền được bảo vệ về vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động.
- Quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến trong xã hội.
Câu 3
Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?
Gợi ý đáp án
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.
- Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.
- Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.
– Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.
- Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.
- Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân. Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Ví dụ: Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.
Câu 4
Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết?
Gợi ý đáp án
Những hành vi thể hiện dân chủ:
- Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu cử.
- Trưng cầu ý kiến của dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới.
- Nhân dân được tự do sinh sống, kinh doanh, học tập trong phạm vi cho phép của pháp luật.
- Các cán bộ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khuyết điểm.
- Công khai minh bạch các khoản chi thu trong quý, năm….
- Những hành vi thể hiện không dân chủ:
- Nhờ người bỏ phiếu bầu cử thay
- Ban hành các chính sách, chủ trương nhằm phục vụ lợi ích cho cán bộ.
- Thời phong kiến, mọi quyền lực thuộc về vua, dân không có tiếng nói…
Câu 5
Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?
Gợi ý đáp án
Để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ, bản thân em sẽ:
- Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
- Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận
- Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường
- Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng
- Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.
- Tham gia vào quyền sáng tác nghệ thuật nếu có thể,…
- Không được có thái độ khiếm nhã, không tôn trọng đối với người khác
Câu 6
Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?
Gợi ý đáp án
- Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng
- Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường
- Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
- Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.
- Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận
- Không được có thái độ khiếm nhã, không tôn trọng đối với người khác
- Tham gia vào quyền sáng tác nghệ thuật nếu có thể,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Giải Giáo dục công dân 11 trang 90 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.