Bạn đang xem bài viết F0 tại nhà điều trị Covid-19 cần uống thuốc gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng trở lại với nhiều diễn biến phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu F0 tại nhà điều trị Covid-19 cần thuốc gì để an toàn mà hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!
Covid-19 là gì?
Covid-19 là một bệnh hô hấp cấp tính, được phát hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Virus SARS-CoV-2 lây lan giữa người và người khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m), chủ yếu qua các giọt bắn ở đường hô hấp của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện,…
Covid-19 có thời gian ủ bệnh dao động từ 2 – 14 ngày. Các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ không có triệu chứng hoặc nhẹ, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng nặng, khá nghiêm trọng gồm:
- Sốt.
- Ho.
- Đau họng.
- Khó thở.
- Mệt mỏi.
- Mất khứu giác,…
Các dấu hiệu tiên lượng nặng bao gồm khó thở, giảm oxy máu, và thâm nhiễm phổi lan tỏa có thể dẫn đến suy hô hấp cần phải thở máy, sốc, suy đa tạng và tử vong.
Toa thuốc điều trị COVID tại nhà có gì?
Thuốc hạ sốt, giảm đau chứa hoạt chất Paracetamol
- Công dụng: Giảm đau, hạ sốt, điều trị triệu chứng bệnh, không có tác dụng diệt virus.
- Cách dùng: Trẻ em: Sử dụng liều 10 – 15 mg/kg/lần dưới dạng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống. Người lớn: viên nén liều lượng 250mg hoặc 500mg.
- Tác dụng phụ: Dị ứng, tổn thương gan nghiêm trọng (bệnh não gan).
- Lưu ý:
- Chỉ sử dụng paracetamol khi đau đầu, sốt cao trên 38,5 độ.
- Không sử dụng cho người mẫn cảm với thuốc, chức năng gan suy giảm.
- Sử dụng mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ, tối đa 4 viên/ngày.
- Báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu vẫn còn sốt sau 2 lần dùng thuốc để xử trí kịp thời.
Bệnh nhân F0 có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau chứa hoạt chất Paracetamol
Thuốc kháng virus chứa hoạt chất Favipiravir, Molnupiravir
- Công dụng: Ngăn chặn sự hình thành, phát triển và lây lan của virus.
- Cách dùng:
- Favipiravir: 200mg hoặc 400mg.
- Molnupiravir: 200 mg hoặc 400mg.
- Tác dụng phụ: Chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn. Có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và sụn.
- Thận trọng:
- Tư vấn cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả, có thể áp dụng trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều molnupiravir cuối cùng.
- Cần tư vấn cho nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều molnupiravir cuối cùng.
- Lưu ý:
- Thuốc chỉ được sử dụng cho bệnh nhân trên 18 tuổi trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính.
- Thuốc không thể thay thế cho vaccine cũng như phòng ngừa trước và sau khi mắc Covid-19.
- Không được sử dụng molnupiravir quá 5 ngày liên tiếp.
- Không được sử dụng molnupiravir để dự phòng trước hay sau phơi nhiễm.
Thuốc kháng virus chứa hoạt chất Favipiravir, Molnupiravir cũng được chỉ định cho F0 điều trị tại nhà
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống chứa hoạt chất Dexamethasone, Methylprednisolone
- Công dụng: Chống viêm và tổn thương phổi do SARS-CoV-2, giảm tỷ lệ tử vong ở những người mắc Covid-19 mức độ trung bình đến nghiêm trọng
- Cách dùng: Dexamethasone viên nén 0,5 mg. Viên nén methylprednisolon 16mg.
- Tác dụng phụ: Suy tuyến thượng thận, loét dạ dày – tá tràng, tăng huyết áp, gây phù ở tay hoặc chân, thay đổi tâm trạng,…
- Lưu ý: Thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định, không được dùng để điều trị tại nhà hoặc phòng ngừa trước và sau khi mắc Covid-19. Thuốc chỉ được kê đơn trong 1 ngày, trong lúc chờ đến cơ sở điều trị Covid-19.
Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống chứa hoạt chất Dexamethasone, Methylprednisolone cần phải được bác sĩ kê đơn
Thuốc chống đông máu đường uống chứa hoạt chất Rivaroxaban, Apixaban
- Công dụng: Ngăn chặn hình thành cục máu đông trong máu do SARS-CoV-2 thông qua tổn thương nội mô, rối loạn đông máu và ứ trệ tuần hoàn.
- Cách dùng: Rivaroxaban 10 mg. Apixaban 2,5 mg.
- Tác dụng phụ: Khó cầm máu và tăng nguy cơ chảy máu.
- Lưu ý: Thuốc chỉ được kê đơn trong 1 ngày, trong lúc chờ đến cơ sở điều trị Covid-19. Thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định, không được phép tự ý sử dụng và không phát sẵn cho F0 điều trị tại nhà.
Thuốc chống đông máu đường uống chứa hoạt chất Rivaroxaban, Apixaban được dùng trong lúc chờ đến cơ sở điều trị Covid-19
Tiêu chí đối với F0 được điều trị tại nhà
Bệnh nhân F0 Covid-19 cần thỏa mãn 3 tiêu chí để được thực hiện điều trị tại nhà:
- Bệnh nhân mắc Covid-19 nhưng không xuất hiện các triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ gồm đau đầu, ho, sốt, đau họng, nghẹt mũi, chảy mũi, mệt mỏi, đau nhức, tê lưỡi, tiêu chảy, mất mùi vị,…
- Người bệnh Covid-19 không có các dấu hiệu thiếu oxy hoặc bệnh viêm phổi. Đồng thời, nhịp thở dưới 20 lần/phút, chỉ số SpO2 trên 96% và không xuất hiện các dấu hiệu thở bất thường như thở khò khè, thở rít, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi,…
- Người bệnh Covid-19 không có tiền sử về bệnh nền hoặc có nhưng đã được điều trị ổn định.
Ngoài ra, người mắc Covid-19 điều trị tại nhà được yêu cầu:
- Có khả năng tự chăm sóc bản thân và theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Có khả năng giao tiếp và phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính,… với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát khi có tình trạng cấp cứu.
- Trong trường hợp người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, cần có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.
Bệnh nhân F0 Covid-19 cần thỏa mãn 3 tiêu chí theo quy định mới có thể điều trị tại nhà
Những việc F0 cần làm để theo dõi sức khỏe
Bên cạnh việc duy trì điều trị bằng thuốc tại nhà, F0 cũng cần theo dõi sức khỏe hàng ngày của mình bằng cách:
- Kiểm tra sức khỏe 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều bao gồm ghi nhận lại các triệu chứng, đo các chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu suy hô hấp cần thông báo với cơ sở y tế để được cấp cứu và chuyển viện nhanh chóng.
Đồng thời, người bệnh cần:
- Chuẩn bị một phòng riêng để tự cách ly và không tự ý rời khỏi trong suốt thời gian cách ly.
- Test Covid-19 cho tất cả những thành viên sống cùng với mình.
- Nghỉ ngơi, tập thể dục, tập thở phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng: ăn uống đầy đủ chất, bổ sung hoa quả, uống nước trái cây,…
- Giữ tâm lý bình tĩnh, suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
- Khi ngủ cần nằm kê cao đầu, tránh nằm trong tư thế sấp có thể khiến cảm thấy mệt hoặc khó thở nhiều hơn.
F0 cần được theo dõi sức khỏe, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và giữ tâm lý thoải mái khi điều trị tại nhà
Theo dõi nhịp thở thế nào?
F0 đang được điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều để sớm phát hiện các bất thường để được xử trí cấp cứu và chuyển viện điều trị kịp thời.
- Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
- Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút.
- Đối với trẻ em từ 1 – dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút.
Lưu ý, cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút đối với trẻ em khi trẻ nằm yên và không khóc.
F0 đang được điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều
Những dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện cấp cứu kịp thời
Những dấu hiệu cảnh báo người bệnh Covid-19 cần phải được chuyển viện cấp cứu kịp thời gồm:
- Khó thở, thở hụt hơi hoặc trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, thở rít, thở khò khè, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi.
- Nhịp thở: Người lớn ≥ 20 lần/phút, trẻ từ 1 – dưới 5 tuổi ≥ 40 lần/phút, trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi ≥ 30 lần/phút.
- Chỉ số SpO2 dưới 96%. Trong trường hợp chỉ số SpO2 bất thường cần tiến hành đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
- Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa , huyết áp tối thiểu (nếu có thể đo).
- Mạch nhanh hơn 120 nhịp/phút hoặc chậm dưới 50 nhịp/phút.
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Thay đổi ý thức: ngủ rũ, lơ mơ, mệt lả, trẻ quấy khóc, co giật,… và tím tái.
- Trẻ em có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như sốt cao, đỏ mắt, ngón tay sưng phù,… kèm ăn kém và nôn.
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 cần đến ngay cơ sở y tế.
Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 cần báo cơ sở y tế để được chuyển viện cấp cứu kịp thời
F0 được dỡ bỏ cách ly khi nào?
F0 Covid-19 điều trị tại nhà sẽ được thực hiện dỡ bỏ cách ly khi đáp ứng:
- Thời gian cách ly và điều trị đủ 7 ngày. Đồng thời, kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 âm tính.
- Trong trường hợp sau 7 ngày điều trị kết quả xét nghiệm vẫn dương tính, đối với bệnh nhân đã tiêm đủ liều vaccine tiếp tục cách ly đủ 10 ngày hoặc 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.
- Đơn vị chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh F0 là các trạm Y tế tại địa phương người bệnh sinh sống.
Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và cho kết quả test nhanh âm tính
Vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải
Việc giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở cũng như xử lý chất thải của bệnh nhân Covid-19 cũng cần phải được lưu ý:
- Dụng cụ ăn uống, thức ăn thừa của người nhiễm Covid-19 phải được đựng vào túi rác trong phòng riêng.
- Người nhiễm Covid-19 tự rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng trong phòng riêng. Nếu cần người hỗ trợ thì người đó phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa.
- Về quần áo, tốt nhất người nhiễm cũng nên tự giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể, sấy hoặc phơi khô hoàn toàn. Nên khử trùng túi giặt và giỏ đồ.
- Đồ của người nhiễm nên giặt riêng với đồ của người khác và không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus qua không khí.
- F0 nhiễm bệnh nên tự vệ sinh khu vực sinh hoạt của mình bằng cách: Làm sạch tường, sàn nhà, sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn rồi lau lại bằng nước sạch.
- Nếu cần người hỗ trợ trong việc vệ sinh phòng, người đó phải mang găng trước khi vệ sinh.
Mang găng tay và khẩu trang khi vệ sinh nơi ở, xử lý chất thải của bệnh nhân F0
Xem thêm:
- Mỹ: Bệnh nhân đầu tiên sử dụng thuốc thử nghiệm trị Covid-19 đã hồi phục
- Thuốc điều trị Covid-19 đã có mặt tại Nhà Thuốc An Khang
- WHO khuyến cáo không dùng thuốc chưa được chứng minh để trị Covid-19
Bệnh nhân F0 Covid-19 có thể điều trị tại nhà bằng thuốc paracetamol, thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid hoặc thuốc chống đông máu theo chỉ định của Bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên bổ sung thực phẩm chứa protein, vitamin tốt cho phổi, luyện tập thể dục, rèn luyện sức bền để tăng thể trạng và các bài tập hít thở tốt cho phổi hậu covid.
Nguồn: gov
Cảm ơn bạn đã xem bài viết F0 tại nhà điều trị Covid-19 cần uống thuốc gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.