Bạn đang xem bài viết Emollient – cái tên vàng trong làng dưỡng ẩm mà bạn cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việc dưỡng ẩm đối với làn da vô cùng quan trọng, một làn da khô ráp bong tróc sẽ khiến da bạn bị tổn thương dẫn đến lão hoá, mụn, sần sùi… Hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu Emollient – cái tên vàng trong làng dưỡng ẩm mà bạn cần biết nhé!
Emollient là gì?
Emollient được xem là chất làm mềm da, với cơ chế lấp đầy các vết nứt giữa tế bào có tác dụng làm cho bề mặt da được bôi trơn và dưỡng ẩm, mịn màng bề mặt da.
Thường được sử dụng làm thành phần trong các loại mỹ phẩm. Emollient thường được tìm thấy trong tự nhiên như: Dầu dừa, bơ hạt mỡ hoặc trong các loại có nguồn gốc tổng hợp như dầu khoáng,… Các thành phần este, lipid và axit béo,… đều được coi là chất làm mềm.
Tính chất hóa học của Emollient
Có thể nói Emollients là dạng kết hợp giữa humectants ( chất hút ẩm) và occlusives ( chất khóa ẩm). Những thành phần như Silicone, oil, acid béo, squalene, ngoài ra còn có Collagen hay Elastin cũng là những thành phần của nhóm Emollients.
Emollient cung cấp một lớp trên da có thể ngăn ngừa TEWL (mất nước qua da) bởi vì đặc tính kỵ nước, không thể tạo liên kết với nước giúp hoạt động như một rào cản giảm sự bay hơi của các phân tử nước, làm mịn da khô ráp.
Công dụng của Emollient trong mỹ phẩm
Emollient được ứng dụng làm thành phần nhiều trong các loại mỹ phẩm: Kem dưỡng ẩm, toner (nước cân bằng da), xịt khoáng, serum (tinh chất),… và đôi khi có trong các sản phẩm makeup.
Cấp ẩm, làm mềm và mịn màng làn da
Công việc chính của Emollients là len lỏi vào khe hở các tế bào da, lấp đầy và làm ẩm da, vừa xen kẽ vừa bao phủ tế bào sừng. Ngoài ra còn ngăn ngừa sự bay hơi của các phân tử nước trên da, tạo lớp màng ẩm bảo vệ trên da giúp da mịn màng và mềm mại hơn.
Tránh tình trạng mụn trên da
Việc làn da mất nước thiếu độ ẩm, trở nên khô ráp, cơ chế tiết dầu trên da sẽ hoạt động mạnh mẽ, tiết ra rất nhiều dầu và bã nhờn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra mụn trên da. Vì thế cung cấp Emollients giúp da mềm và cấp ẩm, khiến tình trạng mụn trên da được cải thiện.
Làm giảm các tình trạng mẩn đỏ và kích ứng trên da
Emollient tạo hàng rào cấp ẩm bảo vệ da cũng hỗ trợ điều trị các tình trạng: Chàm, vẩy nến và viêm da. Một số chất Emollients còn có khả năng sửa chữa, tái tạo da.
Emollient có an toàn cho da?
Emollients là nhóm chất dưỡng ẩm được xem là an toàn và dùng nhiều trong các loại mỹ phẩm.
Chất làm mềm Emollient tốt và an toàn cho hầu hết các loại da, ngoại trừ những làn da quá dầu, nhờn. Trong trường hợp này, chất làm mềm da, đặc biệt là các sản phẩm chứa nhiều dầu như Emollient có thể khiến làn da quá nặng, dẫn đến làn da bị bí bách, tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
Một số thành phần dưỡng ẩm thuộc nhóm Emollients có trong mỹ phẩm như: Stearic Acid, Ceramides, Squalene,…
Lưu ý khi sử dụng Emollient
-
Tránh bôi quá dày chất làm mềm lên da mặt vì nó sẽ làm bí tắc lỗ chân lông của bạn.
-
Không sử dụng Emollient sau khi lăn kim, laser vì nó sẽ gây tắc nghẽn gây ra mụn.
-
Khi bắt đầu một quy trình hoặc một phương pháp dưỡng ẩm cho da, bạn cần xác định được tình trạng da của mình để lựa chọn phù hợp, vì mỗi loại da có những cơ chế và tính trạng khác nhau.
-
Tránh kết hợp chất làm mềm với các thành phần có thể có tác dụng phụ gây kích ứng, ví dụ: Các dẫn xuất retinol hay AHA và BHA.
Qua bài viết trên, Pgdphurieng.edu.vn mong rằng bạn đã có thể hiểu hơn về thành phần dưỡng ẩm Emollient. Qua đó biết cách sử dụng và nhanh chóng sở hữu một làn da khỏe mạnh, mịn màng và tưới tắn nhé!
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Emollient – cái tên vàng trong làng dưỡng ẩm mà bạn cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.