Bạn có biết đường HFCS là gì? Nếu chưa thì hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu đường HFCS và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ nhé.
Đường HFCS là một loại đường được dùng phổ biến trong pha chế và chế biến thực phẩm. Nhưng không hẳn ai cũng biết đến loại đường này, vì vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Đường HFCS là gì?
Đường HFCS là viết tắt của cụm từ High-Fructose Corn Sugar, là một loại đường có nguồn gốc từ bắp (ngô) và có hàm lượng fructose cao.
Đường HFCS thường được sử dụng dưới dạng syrup (siro) – một chất tạo ngọt trong quá trình chế biến thực phẩm.
Tại sao gọi là đường ngô giàu Fructose?
Đường HFCS là một loại đường được dùng để tạo nên vị ngọt trong quá trình chế biến thực phẩm, làm nước ngọt với quy mô công nghiệp.
HFCS được gọi là đường ngô giàu Fructose bởi khi được đặc chế thành một dạng đường lỏng (syrup) từ tinh bột ngô, glucose có trong tinh bột ngô đã được chuyển hóa thành fructose nhờ các enzym được nhà sản xuất cho vào.
So với các loại đường khác như đường cát, đường mía, đường mật… thì đường fructose có cấu trúc phân tử chỉ bằng một nửa các loại đường này, vì vậy đường fructose sẽ có tốc độ hoà tan nhanh hơn và dễ hấp thụ vào máu hơn.
Đường fructose có vị ngọt giống với vị của một trái nho chín, chúng ngọt hơn đường glucose và gần giống với đường ăn thông thường.
Quy trình sản xuất HFCS
Nguyên liệu chính để sản xuất HFCS là bắp (ngô) đã được thay đổi bộ mã di truyền (GMO). Người ta sẽ xay nhuyễn những trái ngô để lấy chất xơ và tinh bột. Sau đó sẽ thu lấy phần dịch ngọt trong hỗn hợp này, cô đặc, kết tinh và sản xuất chúng thành đường ngô hay syrup ngô.
Để tạo ra đường có độ ngọt đậm hơn, hàm lượng glucose trong syrup ngô sẽ được chuyển hóa thành fructose nhờ một phản ứng hóa học có sự tham gia của một loại enzym chuyên biệt.
Với quy trình sản xuất như thế, độ ngọt của HFCS sẽ phụ thuộc vào lượng glucose được chuyển hóa thành fructose, fructose được chuyển hoá càng nhiều thì độ ngọt của syrup ngô sẽ càng cao.
Điều này cũng giải thích cho những con số được in trên bao bì, chính là tỷ lệ đường fructose có trong nó. Ví dụ như đối với đường HFCS-90, nghĩa là loại đường này có đến 90% fructose và được coi là loại đường có độ ngọt cao nhất trên thị trường.
Có một loại đường HFCS phổ biến khác đó là HFCS-55. Thành phần của HFCS-55 gồm 55% fructose và 42% glucose, phần còn lại là các hợp chất khác hỗ trợ trong việc bảo quản sản phẩm. Đường HFCS-55 có vị ngọt tương tự như đường ăn hằng ngày nên đây là loại đường được sử dụng nhiều nhất trên thị trường cũng như trong ngành pha chế.
Sự khác biệt của đường HFCS và đường ăn thông thường
Đường HFCS có vị ngọt khá giống với đường ăn thông thường nên chúng cũng thường được thay thế cho các loại đường mía, đường tinh luyện hay đường cát. Tuy nhiên giữa các loại được này cũng có một vài sự khác biệt.
Điểm khác biệt rõ ràng nhất đó chính là đường HFCS thường ở dạng lỏng (syrup) còn đường ăn thì ở dạng rắn. Vì yếu tố này nên khả năng liên kết của chúng cũng khác nhau. Vì ở dạng lỏng nên đường HFCS có mật độ liên kết giữa các phân tử đường rất thấp, trong khi đó đường ăn có mật độ liên kết chặt chẽ hơn nhiều.
Chính sự khác biệt này nên trong ngành pha chế, người ta thường dùng đường HFCS hơn là đường ăn thông thường.
Tác động của HFCS đến sức khỏe
Theo chuyên gia quản trị chất lượng – Ths Vũ Thế Thành, HFCS không bổ béo cho cơ thể mà lại có nguy cơ làm tăng béo phì.
Cơ quan duy nhất trong cơ thể có chức năng chuyển hóa fructose với hàm lượng lớn đó là gan. Gan sẽ chuyển hóa fructose thành dạng sử dụng được cho tế bào hoặc đưa vào máu, nhưng nếu hàm lượng fructose bị quá tải, gan sẽ chuyển hóa thành dạng dự trữ là chất béo.
Chất béo nếu tích tụ trong gan sẽ có hại cho cơ thể, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Chúng cũng được đưa đến các bộ phận khác trong cơ thể dưới dạng dự trữ như mỡ dưới da, vùng eo, vùng bụng, vùng mặt hay ở cả mạch máu.
Nếu chất béo tích tụ trong máu quá nhiều sẽ dẫn đến hội chứng máu nhiễm mỡ, ngoài ra lượng đường cao còn gây ra một số bệnh khác như tiểu đường loại 2, xơ vữa động mạch, béo phì,…
Có nên sử dụng HFCS?
Đường HFCS được hấp thụ khá tốt, vì vậy cần phải cân nhắc cẩn thận và phải có sự am hiểu sâu sắc về loại đường này nếu muốn sử dụng chúng trong pha chế hay chế biến thực phẩm.
Đường HFCS là một nguyên liệu khá phổ biến trong chế biến thực phẩm, vì vậy việc có nên sử dụng HFCS hay không vẫn phụ thuộc vào ý thức của chúng ta trong việc bảo vệ sức khỏe bằng thói quen ăn uống khoa học hay không.
Với những thông tin về đường HFCS, Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích và sử dụng đường HFCS đúng cách để bảo vệ sức khoẻ của mình nhé.
Nguồn: Vinmec.com
Pgdphurieng.edu.vn