Bạn đang xem bài viết Đời không như mơ, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư mới ra trường đừng ảo tưởng lương cao tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư là người tham gia vào quá trình tạo ra các công trình xây dựng như tòa nhà thương mại, cầu cống, đường xá, đường hầm hay đập thủy điện. Kỹ sư xây dựng vừa là một chuyên viên kỹ thuật, vừa là quản lý dự án, vừa là quản lý kinh doanh. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các công trình xây dựng lớn được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Tuy nhiên, con đường để trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi rất gian nan, vất vả, đòi hỏi phải có bản lĩnh và sự kiên trì, nỗ lực không mệt mỏi.
Kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư là một nghề có mức thu nhập cao so với mức thu nhập trung bình hiện nay cũng như đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng và cả nước. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, kỹ sư xây dựng là nghề vất vả và áp lực, thời gian làm việc dài, thường xuyên phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Bên cạnh mức lương, dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi dấn thân vào nghề.
Lương của kỹ sư xây dựng
Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, thu nhập của kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư có mức dao động lớn tùy theo kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, loại hình công ty và loại công trình. Mức thu nhập của kỹ sư xây dựng mới vào nghề thường không cao, khoảng từ 5-7 triệu đồng, trong khi công việc lại vất vả, thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tăng ca thêm giờ nhất là gần thời hạn hoàn thành.
Với kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm từ 4-7 năm, mức lương dao động từ 7 đến 20 triệu đồng. Với kỹ sư xây dựng có ngoại ngữ tốt, làm việc cho các công ty nước ngoài với các dự án quy mô lớn, mức thu nhập có thể lên đến 30-40 triệu đồng.
Công việc chính của kỹ sư xây dựng
- Lập kế hoạch xây dựng: Lập kế hoạch và thiết kế các dự án xây dựng; kiểm tra bản vẽ và thiết kế trước khi triển khai; phân tích dự toán tài chính của các hạng mục để đảm bảo tính khả thi và chính xác.
- Giám sát quy trình kỹ thuật: Chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quy trình kỹ thuật trong một dự án, thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn; hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ công nhân xây dựng cũng như đốc thúc để hoàn thành dự án đúng tiến độ
- Quản lý dự án xây dựng: Kiểm soát chi phí và quản lý tiến độ dự án.
- Lập hồ sơ kỹ thuật: Ghi chép nhật ký công việc, các dự toán, thay đổi đơn hàng và nhà cung cấp; xác định và chỉ ra các vấn đề kỹ thuật trong quá trình xây dựng; đảm bảo đủ nguyên vật liệu để tiến hành thi công.
- Giao tiếp với các bên liên quan: Báo cáo tình hình và trả lời thắc mắc từ phía nhà thầu, khách hàng và ban lãnh đạo quản lý công ty trong các cuộc họp; đề xuất phương án tối ưu chi phí.
Vai trò đối với cộng đồng
Nếu bạn muốn cân bằng giữa tư duy cộng đồng, trách nhiệm với môi trường và đam mê với hóa học và kỹ thuật, kỹ sư xây dựng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Nhiều kỹ sư xây dựng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng, chỉ đạo xây dựng các dự án đường bộ, đường thủy và hệ thống thoát nước thân thiện với môi trường.
Áp lực vô cùng lớn
Với một kỹ sư xây dựng, một kiến trúc sư thì vai trò quan trọng luôn đi kèm với áp lực công việc lớn. Các công trình và dự án bạn phụ trách khi làm kỹ sư xây dựng đôi khi có quy mô và ngân sách lớn. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho công ty. Lỗi kỹ thuật có thể dẫn đến những tai nạn thương tâm cho cộng đồng, từ việc tòa nhà xuống cấp, sự cố cầu đường và hệ thống cấp nước. Sự cố xảy ra không chỉ làm tổn hại đến danh tiếng của chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn trong ngành.
Môi trường và thời gian làm việc
Kỹ sư xây dựng thường làm việc tất cả các ngày trong tuần, thường xuyên phải tăng ca thêm giờ khi dự án chậm tiến độ. Phần lớn thời gian làm việc của họ là ngoài công trình và di chuyển từ nơi này đến nơi khác để giám sát tiến độ thực hiện dự án. Một phần thời gian của kỹ sư xây dựng là lập kế hoạch, hồ sơ trong văn phòng, còn lại là ở công trình xây dựng để giao tiếp với công nhân xây dựng và giám sát dự án.
Nếu bạn đang có nhu cầu xin việc ngành kỹ sư xây dựng mà chưa biết phải hoàn thiện hồ sơ xin việc ra sao thì có thể tạo CV online trên các trang tuyển dụng để dễ dàng lựa chọn cho mình công việc phù hợp và ứng tuyển dễ dàng hơn. Thực tế giờ việc xin việc cũng không còn quá khó khăn, chỉ cần các bạn kiên trì và biết các sử dụng mạng xã hội cũng như công cụ và trang web tìm kiếm việc làm hiệu quả chắc chắn sẽ thành công.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đời không như mơ, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư mới ra trường đừng ảo tưởng lương cao tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/doi-khong-nhu-mo-ky-su-xay-dung-kien-truc-su-moi-ra-truong-dung-ao-tuong-luong-cao/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: