Soạn bài Cây đa quê hương giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 80, 81. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Cây đa quê hương – Tuần 28.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Cây đa quê hương của Bài 17 Chủ đề Quê hương trong tôi theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc tuần 28.
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 80, 81
Khởi động
Nói 2 – 3 câu giới thiệu về quê hương em hoặc địa phương em. Cảnh vật nào ở đó khiến em nhớ nhất? Vì sao?
Gợi ý:
– Quê hương em có những cảnh vật nào?
– Em ấn tượng nhất cảnh vật nào?
– Vì sao?
Trả lời:
Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê. Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình. Những buổi sáng, ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Ấn tượng nhất phải kể đến cánh đồng lúa rộng mênh mông phía xa. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Nhấp nhô giữa đồng là các bác nông dân đang làm việc hăng say. Khung cảnh mới đẹp làm sao!
Bài đọc
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Nói đến làng quê, trong kí ức tôi, đậm nét nhất là hình ảnh cây đa trước xóm. Cây đa ấy không có tên chính thức, nó mang tên chung rất đỗi thân thuộc với mọi người: cây đa quê hương.
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
(Theo Nguyễn Khắc Viện)
Từ ngữ
– Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
– Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.
– Lững thững: (đi) chậm, từng bước một.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?
Trả lời:
Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh cây đa trước xóm.
Câu 2: Cây đa quê hương được tả như thế nào?
Trả lời:
Cây đa được miêu tả:
– Rễ cây: Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.
– Thân cây: Chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
– Cành cây: Cành cây lớn hơn cột đình.
– Vòm lá: Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.
– Ngọn cây: Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là cây đa nghìn năm?
Trả lời:
Tác giả gọi cây đa quê mình là cây đa nghìn năm vì cây đa ấy đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.
Câu 4: Cây đa quê hương đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả như thế nào?
Trả lời:
Cây đa quê hương đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả: Chiều chiều, tác giả và lũ bạn ra ngồi gốc đa hóng mát.
Câu 5: Những chi tiết, hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng đối với em? Vì sao?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Cây đa quê hương – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 17 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.