Bạn đang xem bài viết Đoán được con đang mắc bệnh gì nhờ 10 kiểu ho thường gặp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ho là một căn bệnh thông thường rất hay thường gặp ở người lớn và đặc biệt là trẻ nhỏ, ho tuy dễ chữa nhưng có một số trường hợp không hề đơn giản như bạn nghĩ. Theo báo Phụ Nữ thì mỗi kiểu ho sẽ là dấu hiệu nhận biết bệnh bé đang mắc phải, cùng tìm hiểu mẹo đoán bệnh con qua 10 kiểu ho thường gặp dưới đây nhé.
10 kiểu ho thường gặp
Ho có nhiều đờm
Ho có nhiều đờm với tần suất liên tục sẽ khiến cha mẹ lo lắng vì bé ho rất nhiều và rất lớn, bé sẽ thở nhanh hơn bình thường, đây là dấu hiệu bị viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập khiến phổi bị đầy dịch, ho để tống lượng dịch này ra ngoài.
Trong trường hợp này nên đưa bé đến bệnh viện chụp X- quang phổi, test độ bão hòa oxy máu để kiểm tra lượng oxy trong máu có thấp không, để bác sĩ có hướng chữa trị phù hợp.
Ho khan
Ho khan sẽ không có đờm, ho khan thường kéo dài dai dẳng, kiểu ho này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, con thường ho kiểu này khi bị ngạt mũi, cơn ho sẽ dồn dập kéo dài đến khi bé thức dậy, bé sẽ khá khó thở và có biểu hiện muốn ói.
Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy bế con ra chỗ thoáng hơn, kết hợp cho con bú, vì sữa mẹ rất tốt nó có tác dụng như kháng sinh sẽ giúp bé giảm cơn ho, giảm đau, ngứa rát cổ họng. Nếu bé cứ kéo dài tình trạng này thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám.
Ho khò khè
Khi ho kiểu khò khè bé sẽ tạo ra tiếng rít như tiếng thổi sáo khi thở, thì đường hô hấp của bé đã bị sưng, triệu chứng này thường xảy ra khi bé bị hen suyễn hoặc viêm tiểu phế quản do virus, trẻ thường mắc bệnh này vào mùa đông, nếu xem nhẹ thì trẻ sẽ bị viêm phổi.
Do đó, cha mẹ thấy bé ho khò khè, có kèm tiếng rít, thở nhanh thì nên đưa bé đến bệnh viện, trẻ bị nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc nhưng trẻ nặng thì cần sử dụng thuốc, thở oxy.
Ho gà
Ho gà là tình trạng nhiễm trùng bởi virus Bordetella Pertussis gây ra. Ho gà là ho thành cơn dài, liên tục khiến trẻ không thở nổi, kết thúc cơn ho là tiếng hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống gà kêu.
Một số triệu chứng khác kèm theo như: Chảy nước mũi, hắt hơi, ho và sốt nhẹ, ho gà nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong do trẻ bị tắc đường thở, do đó cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu ho gà. Ho gà có thể lây lan rất nhanh qua đường hô hấp nên cha mẹ cần lưu ý cẩn thận.
Ho đêm
Khi con cảm lạnh, chất nhầy trong mũi có thể bị chảy xuống cổ họng khi bé ngủ và dẫn đến kích thích phản xạ ho, điều này làm cho bé ho đêm đến mức không ngủ được. Ngoài ra hen suyễn cũng dễ bị ho đêm vì đường hô hấp nhạy cảm và dễ bị kích thích vào ban đêm hơn.
Ho ban ngày
Không khí lạnh có thể khiến trẻ em dễ bị ho nhiều vào ban ngày, do đó trong nhà nên đảm bảo không có máy điều hòa, thú cưng, khói,… để đảm bảo cho bé có một đường hô hấp khỏe mạnh.
Ho kèm sốt
Ho kèm sốt nhẹ, chảy mũi thì con chỉ đang cảm cúm thông thường, nhưng khi con ho kèm với sốt cao trên 39 độ C thì có thể bé đã bị viêm phổi, cần đưa bé đi bác sĩ sớm để kịp thời chữa trị.
Ho kèm nôn
Khi bị ho do hen suyễn hoặc ho do cảm lạnh thì bé sẽ có thể nôn mửa, cha mẹ cũng không nên quá lo khi thấy con ho kèm nôn vì trường hợp này không nguy hiểm trừ khi bé nôn liên tục không ngừng thì mới nên đưa con đi bệnh viện.
Ho sù sụ
Ho sù sụ thường do tình trạng phù nề đường hô hấp của bé. Trong một số trường hợp, trẻ ho kiểu này là do bị viêm thanh khí quản, sưng phù thanh quản và khí quản.
Triệu chứng này có thể là do virus, dị ứng hoặc nhiệt độ thay đổi về đêm, những bé có đường dẫn khí nhỏ vì thế nếu nó bị sưng sẽ khiến bé khó thở. Cơn ho sù sụ có thể khởi phát đột ngột, thường vào giữa đêm và kèm với tiếng thở rít chói tai khi bé hít vào.
Ho ra máu
Ho ra máu sẽ khạc ra máu từ đường hô hấp dưới, đây là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, lượng máu trong ho ra máu có thể thay đổi: Ho ra nhiều máu hoặc ho ra máu lẫn đờm.
3 dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám
Dấu hiệu nguy hiểm: Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, không gọi dậy được, bỏ bú, không uống nước, co giật, nếu trẻ có những dấu hiệu này nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Dấu hiệu bệnh nặng (viêm phổi, sưng phổi): Trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường, cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu đặc biệt: Ho có đờm, đờm có mùi hôi, màu vàng xanh, ho kèm tiếng rít, nếu trẻ có những dấu hiệu này cũng cần đưa đi bệnh viện gấp.
Với những chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về 10 dấu hiệu ho thường gặp để đoán được tình trạng con như thế nào sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con cái tốt nhất có thể nhé.
Nguồn: Phụ nữ Việt Nam
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đoán được con đang mắc bệnh gì nhờ 10 kiểu ho thường gặp tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.