Dinh Bảo Đại có lẽ là cái tên khá quen thuộc với những ai đã từng ghé thăm Đà Lạt. Đó là biệt thự mùa hè của vua Bảo Đại, vị vua thứ 13 của triều Nguyễn. Ông cũng chính là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Hiện nay các tour du lịch Đà Lạt thường xuyên đưa du khách ghé thăm nơi đây để tìm hiểu cuộc sống của vị vua cuối cùng thời nhà Nguyễn.
Nội dung bài viết
Dinh Bảo Đại – biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại
Dinh Bảo Đại (Dinh III)
Dinh Bảo Đại (còn gọi là Dinh III) tọa lạc trên đường Triệu Việt Vương cách trung tâm thành phố khoảng 2km. Dinh này nằm ở vị trí cao hơn Dinh I và Dinh II.
Dinh III là nơi vua Bảo Đại cùng gia đình đến sinh sống, làm việc. Kiến trúc này xây từ năm 1933 – 1938, do kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Toàn bộ công trình đều mang phong cách châu Âu, điển hình là phía trước lẫn sau biệt viện đều có vườn hoa. Tất cả được bao bọc bởi một rừng thông xanh mát. Đặc biệt, vườn thượng uyển được cắt tỉa rất đẹp mắt.
Vườn hoa trong khuôn viên Dinh Bảo Đại
Được biết, sau chiến tranh thế giới I, người Pháp mang đến nhiều vật liệu hiện đại để xây dựng Dinh III. Do đó, biệt thự này mang đậm kiến trúc hiện đại. Ghé thăm Dinh III, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về những chặng đường lịch sử của vua Bảo Đại gắn với những biến động của đất nước.
Khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong thì nơi đây trở thành nơi nghỉ mát cao cấp của chính quyền Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu.
Một thông tin thêm là nhiều người luôn nhầm tưởng Dinh I, Dinh II, Dinh III đều là dinh của Bảo Đại. Thực ra Dinh II là dinh của Toàn quyền Pháp Jean Decoux (còn được gọi là Dinh Toàn Quyền). Về danh nghĩa, nó thuộc sở hữu của Bảo Đại từ năm 1949 – 1954. Tuy nhiên ông rất ít khi lưu trú tại đây.
Kiến trúc Dinh Bảo Đại
Dinh Bảo Đại là tòa dinh thự vô cùng xa hoa và đồ sộ, nằm giữa khung cảnh thơ mộng của đồi thông cao 1.539 m. Tuy nhiên đường nét kiến trúc hơi cứng nhắc chứ không mềm mại, uyển chuyển. Dinh thự chia thành 2 tầng. Nội thất được trang trí với phong cách sang trọng, quý phái chứ không lòe loẹt. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m). Bước vào tham quan tầng trệt, du khách sẽ thấy phòng họp, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, phòng giải trí…
Trong các phòng đó có lưu giữ các ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc kỳ các nước ngoại giao, bức tượng bán thân vua Bảo Đại và vua cha Khải Định. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Sihanouk gửi tặng.
Khu vực tầng lầu là nơi phục vụ sinh hoạt gia đình, nghỉ ngơi. Du khách sẽ tham quan phòng ngủ của vua Bảo Đại, phòng ngủ của hoàng hậu Nam Phương, phòng hoàng tử, phòng công chúa, phòng trưng bày các vật dụng hàng ngày của vua Bảo Đại và thành viên hoàng tộc… Phía trước phòng ngủ vua Bảo Đại là lầu Vọng Nguyệt, nơi ngắm trăng ưa thích của Vua cùng Hoàng hậu.
Phòng ngủ của vua Bảo Đại
Phòng ngủ của hoàng hậu Phương Nam
Phòng làm việc của vua Bảo Đại
Ngoài ra, Dinh Bảo Đại còn lưu giữ nhiều cổ vật cung đình Huế. Nơi đây có hầm rượu chìm dưới lòng đất có chứa các hiện vật vua Bảo Đại săn bắt được như 3 bộ da cọp, ngà voi…
Thông tin về Dinh Bảo Đại (Dinh III)
Lưu ý:
Cách đi Dinh Bảo Đại
Từ trung tâm Thành phố Đà Lạt (quảng trường Lâm Viên), bạn có thể đi về hướng Tây Nam, qua các đường Trần Quốc Toản – Hồ Tùng Mậu – Trần Phú – Lê Hồng Phong. Khoảng cách là 2.9 km. Như vậy bạn hoàn toàn có thể đi Grab bike, taxi, xe máy, xe đạp hoặc thậm chí là đi bộ từ quảng trường một cách dễ dàng. Nếu dự định kết hợp đi nhiều chỗ, tham quan cả ngày, bạn có thể thuê xe máy tại nhiều nơi hoặc các khách sạn trên đường Trần Quốc Toản.
Các địa chỉ tham quan gần Dinh Bảo Đại
Đăng bởi: Nguyễn Thị Anh Thư
Từ khoá: Dinh Bảo Đại Đà Lạt (Dinh III): Hướng dẫn tham quan mới nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dinh Bảo Đại Đà Lạt (Dinh III): Hướng dẫn tham quan mới nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.