Bạn đang xem bài viết Điều trị tiền sản giật, sản giật tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiền sản giật, sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai. Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng và Protein niệu. Là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho mẹ và bé. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thích hợp nhằm giảm các biến chứng nặng cho mẹ và bé.
Tiền sản giật nhẹ
Điều trị nội khoa
– Cho thai phụ nghỉ ngơi, yên tĩnh, chế độ ăn nhiều đạm, nhiều rau và trái cây tươi.
– Khám thai 3 – 4 ngày/lần. Theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ, thai nhi, siêu âm thai 3 – 4 tuần/lần, xét nghiệm nước tiểu 2 lần/tuần.
Nhập viện: Nếu HA > 149/90 mmHg và Protein/niệu ++
Lâm sàng
– Khám lâm sàng phát hiện triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, đau thượng vị và tăng cân nhanh, theo dõi cân nặng lúc nhập viện và mỗi ngày sau khi nhập viện, theo dõi lượng nước tiểu.
– Đo huyết áp ở tư thế ngồi 4 giờ/lần, trừ khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng.
Thường xuyên đánh giá sức khỏe thai nhi
– Siêu âm thai, Monitoring theo dõi thai.
Xét nghiệm
– Xét nghiệm Protein/niệu mỗi ngày hoặc cách hai ngày.
– Định lượng Creatinine máu, hematocrit, đếm tiểu cầu, men gan, LDH, acid uric tăng. (Chỉ làm xét nghiệm đông máu khi tiểu cầu giảm và men gan tăng)
Cách xử trí tiếp theo
– Tùy thuộc vào tình trạng của tiền sản giật, tuổi thai, tình trạng cổ tử cung, tiền sản giật nhẹ kết thúc thai kỳ ở tuổi thai trên 37 tuần.
Tiền sản giật nặng
– Dự phòng và kiểm soát cơn co giật bằng Magnesium sulfate.
– Hạ áp khi huyết áp cao: huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 100-110 mmHg hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 150-160 mmHg (ACOG 2012).
– Chấm dứt thai kỳ sau khi chống co giật và hạ huyết áp 24 giờ.
– Tránh sử dụng lợi tiểu. Hạn chế truyền dịch trừ khi có tình trạng mất nước nhiều.
Magnesum sulfate
Dự phòng và chống co giật, dùng trước, trong và duy trì tối thiểu 24 giờ sau sinh.
– Liều tấn công: 3-4.5g Magnesium sulfate 15%/50ml glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm 15-20 phút.
– Duy trì 1-2g/ giờ truyền tĩnh mạch. Pha 6g Magnesium sulfate 15% với glucose 5% 500ml truyền tĩnh mạch XXX giọt/phút.
– Tiêm bắp gián đoạn: tiêm bắp sâu mỗi giờ 1g hoặc mỗi 4 giờ 5g, thêm Lidocain 2% để giảm đau.
– Bơm tiêm điện: pha 6g Magnesium sulfate 15% + 2ml nước cất, 7ml/giờ.
– Ngộ độc Magnesium sulfate:
+ Theo dõi các dấu hiệu: phản xạ gân xương (có), nhịp thở (>16 lần/phút), lượng nước tiểu (>100ml/4 giờ).
+ Nguy cơ băng huyết sau sinh. Giảm dao động nội tại nhịp tim thai.
+ Đo nồng độ Mg huyết thanh mỗi 12 giờ và điều chỉnh liều duy trì để giữ được nồng độ Mg 4-7mEq/L (4.8-8.4 mg/dL).
+ Liên quan nồng độ Magnesium/huyết thanh:
9.6-12 mg/dL (4.0-5.0 mmol/L): mất phản xạ gân xương.
12-18 mg/dL (5.0-7.5 mmol/L): liệt cơ hô hấp.
-24-30 mg/dL (10-12.5 mmol/L): ngưng tim.
+ Xử lý ngộ độc Magnesium sulfate: ngừng Magnesium sulfate.
Thuốc đối kháng: calcium gluconate, tiêm tĩnh mạch 1g.
Đặt nội khí quản và thông khí để cứu sống người bệnh nếu có suy hô hấp, ngừng thở.
Thuốc hạ huyết áp
Thuốc hạ áp có thể ảnh hưởng bất lợi trên cả mẹ và thai. Ảnh hưởng trên thai nhi hoặc gián tiếp do giảm lưu lượng tuần hoàn tử cung nhau hoặc trực tiếp trên tim mạch. Vì vậy, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc hạ áp.
Chỉ định: khi HA tâm thu ≥ 150-160 mmHg, HA tâm trương ≥ 100 mmHg. HA đạt sau điều trị: HA trung bình không giảm quá 25% so với ban đầu sau 2 giờ, HA tâm thu ở mức 130-150 mmHg, HA tâm trương ở mức 80-100 mmHg.
Chống chỉ định trong thai kỳ Nitroprusside, thuốc ức chế men chuyển.
Các loại thuốc hạ HA dùng trong thai kỳ, có thể dùng các loại thuốc sau:
– Labetalol (Beta Bloquant): bắt đầu 20mg tĩnh mạch, cách 10 phút sau đó tĩnh mạch 20 đến 80mg. Tổng liều dưới 300mg.
Ví dụ: tĩnh mạch 20mg, tiếp theo 40mg, 80mg. Có thể truyền tĩnh mạch 1mg-2mg/phút. HA sẽ hạ sau 5-10 phút và kéo dài từ 3-6 giờ.
– Hydralazine: có thể gây hạ huyết áp hơn những thuốc khác, không phải là lựa chọn số 1 nhưng được dùng rộng rãi. Tiêm tĩnh mạch 5mg hydralazine/1-2 phút. Nếu sau 15-20 phút không hạ áp được cho 5-10mg tĩnh mạch tiếp. Nếu tổng liều 30mg không kiểm soát được HA nên dùng thuốc khác. HA sẽ hạ sau 10-30 phút và kéo dài từ 2-4 giờ. Hydralazine được chứng minh có hiệu quả trong phòng ngừa xuất huyết não.
– Nicardipine: ống 10mg/10ml pha với 40ml nước cất hoặc NaCl 0.9%. Tấn công: 0.5-1mg (2.5-5ml) tiêm tĩnh mạch chậm. Duy trì bơm tiêm điện 1-3mg/giờ (5-15ml/giờ). Nếu không đáp ứng sau 15 phút tăng 2.5mg/giờ tối đa 15mg/giờ.
Lợi tiểu
Chỉ dùng khi có triệu chứng dọa phù phổi cấp, phù phổi cấp.
– Lasix (Furosemide) 1 ống 20mg x 8 ống – tiêm tĩnh mạch chậm.
– Không dùng dung dịch ưu trương.
– Có thể truyền Lactate Ringer với tốc độ 60-124ml/giờ.
Chấm dứt thai kỳ
Các chỉ định đình chỉ thai nghén.
– Tiền sản giật nhẹ, thai trên 37 tuần.
– Tiền sản giật nặng:
+ Huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
+ Tăng HA không đáp ứng với điều trị.
+ Protein niệu ≥ 5g/24 giờ, +++ qua 2 lần thử cách nhau 4 giờ.
+ Thiểu niệu ( lượng nước tiểu dưới 500ml/24 giờ hoặc dưới 30ml/giờ).
+ Nhức đầu, hoa mắt, đau vùng thượng vị hoặc đau hạ sườn phải.
+ Suy giảm chức năng gan, thận, creatinine huyết tăng, giảm tiểu cầu.
+ Có hội chứng HELLP (tan huyết, tăng SGOT, SGPT, giảm tiểu cầu).
+ Phù phổi cấp.
+ Thai suy trường diễn hoặc suy cấp. NST không đáp ứng, thiếu ối, thai suy dinh dưỡng trong tử cung, siêu âm Doppler giảm tưới máu động mạch.
+ Nhau bong non, chuyển dạ, vỡ ối.
Hổ trợ phổi thai nhi
Tuổi thai từ 28-34 tuần: giúp trưởng thành phổi thai nhi.
Betamethasone: 4mg x 3 ống tiêm bắp, lặp lại lần 2 sau 12-24 giờ.
Khuynh hướng trì hoãn thai kỳ
– Tuổi thai dưới 34 tuần khuynh hướng trì hoãn chấm dứt thai kỳ sau 48 giờ hay đến khi thai kỳ được 34 tuần.
– Theo dõi sức khỏe thai bằng Monitoring sản khoa, siêu âm Doppler.
– Lưu ý nguy cơ nhau bong non, sản giật, rối loạn đông máu,…
Phương pháp chấm dứt thai kỳ
– Khởi phát chuyển dạ. Nếu cổ tử cung thuận lợi có thể gây chuyển dạ bằng Oxytocin và theo dõi sát bằng Monitoring, giúp sinh bằng Forceps khi đủ điều kiện.
– Nếu cổ tử cung không thuận lợi: mổ lấy thai.
Sản giật
Điều trị giống như tiền sản giật nặng:
– Oxy, cây ngáng lưỡi, hút đờm nhớt, đảm bảo thông hô hấp.
– Chống co giật.
– Hạ huyết áp.
– Chấm dứt thai kỳ.
– Dự phòng các biến chứng: xuất huyết não, vô niệu, phù phổi cấp, nhau bong non, phong huyết tử cung-nhau.
Phương pháp chấm dứt thai kỳ:
– Nếu người bệnh vô niệu, co giật: phải gây mê, mổ lấy thai.
– Nếu người bệnh ổn đinh, 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng, khởi phát chuyển dạ nếu cổ tử cung thuận lợi và giúp sinh bằng Forceps khi đủ điều kiện.
Bệnh tiền sản giật, sản giật rất nguy hiểm. Vì vậy cần theo dõi kỹ và có phương pháp điều trị phù hợp để tránh gặp nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguồn tham khảo: thuvienyhoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Điều trị tiền sản giật, sản giật tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.