Nếu sáu cạnh có chiều dài bằng nhau, nó được gọi là một hình lục giác sáu cạnh đều. Chỉ khi tất cả các góc có cùng kích thước, và các cạnh bằng nhau, mới gọi là lục giác đều. Vậy công thức tính diện tích lục giác đều như thế nào? Mời các bạn hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây.
Trong bài viết hôm nay Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về diện tích lục giác đều. Thông qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập Hình học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm công thức tính chu vi hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình vuông.
I. Công thức tính diện tích lục giác đều
Công thức tính diện tích hình lục giác: Muốn tính diện tích của hình lục giác thường, ta có thể chia hình lục giác thành 4 hình tam giác, tính tổng diện tích của các tam giác đó là tìm ra diện tích của hình lục giác.
– Công thức tính diện tích hình lục giác đều:
Trong đó:
– S là kí hiệu diện tích.
– a là độ dài cạnh của lục giác.
II. Cách tính diện tích hình lục giác đều
1. Tính diện tích hình lục giác đều khi biết độ dài một cạnh
– Trường hợp đề bài cho sẵn độ dài một cạnh:
Đối với trường hợp này bạn chỉ cần thay số mà đề bài đã cho vào công thức tính diện tích.
– Trường hợp xác định độ dài qua chu vi (P):
Bạn sẽ thông qua công thức P = 6 x a => a = P : 6 để tìm cạnh của một hình lục giác đều bất kỳ. Sau khi xác định được chiều dài của cạnh bạn chỉ cần thay vào công thức tính diện tích.
Tính diện tích hình lục giác đều khi biết đường trung đoạn
Trung đoạn là đoạn thẳng vuông góc kẻ từ tâm của lục giác đều đến một cạnh bất kỳ của nó.
2. Tính diện tích hình lục giác không đều khi biết các đỉnh
– Bước 1: Xác định tọa độ các đỉnh của đa giác không đều.
Bạn hãy xác định tọa độ của tất cả các đỉnh lục giác bằng hệ trục tọa độ x, y. Khi biết tọa độ các đỉnh của một hình lục giác thì bạn sẽ dễ dàng tính được diện tích của nó.
– Bước 2: Tạo bảng giá trị tọa độ.
Bạn hãy lập một bảng liệt kê tọa độ x, y của mỗi đỉnh theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ và lặp lại giá trị đầu tiên ở cuối bảng.
– Bước 3: Tính nhóm kết quả (1)
Lấy tọa độ x của đỉnh trước nhân với giá trị y của đỉnh tiếp theo rồi cộng các tích lại với nhau.
– Bước 4: Tính nhóm kết quả hai (2)
Ngược với bước 3, tại bước này ta sẽ lấy tọa độ y của đỉnh trước nhân với tọa độ x của đỉnh tiếp theo rồi lấy tổng các tích.
– Bước 5: Lấy tổng các tích của nhóm (1) trừ đi tổng các tích của nhóm (2) sau đó lấy trị tuyệt đối của kết quả.
– Bước 6: Tính diện tích của lục giác không đều.
Thương của kết quả ở bước năm chia cho hai sẽ là diện tích của lục giác không đều.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Diện tích lục giác đều: Công thức và cách tính Công thức tính diện tích lục giác đều của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.