Bạn đang xem bài viết Địa liền có tác dụng gì? 9 tác dụng của địa liền có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Địa liền là một dược liệu thân thảo sống lâu năm được ứng dụng trong Y học Cổ truyền để chữa bệnh. Vậy Địa liền có những tác dụng gì? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang theo dõi bài viết để biết thêm nhé!
Địa liền là gì?
Địa liền hay còn có tên gọi khác là Sơn nại, Sa khương, Tam nại,… Có tên khoa học là Kaempferia galanga L. Thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ chứa 2.4 – 3.9% tinh dầu. Cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta và các nước Châu Á.
Thường thu hái từ tháng 12 đến 3 năm sau, thái mỏng và phơi khô để chế biến.
Chữa đau nhức xương khớp
Địa liền được ứng dụng trong chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, phong thấp. Trong cây địa liền có chứa Kaempferide là một flavonoid tự nhiên có vai trò ức chế quá trình hủy xương, chống loãng xương.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ Địa liền:
- Ngâm địa liền trong rượu khoảng 20 ngày.
- Người bệnh dùng rượu ngâm để xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau.
Địa liền có tác dụng chữa đau nhức xương khớp
Chữa đau răng
Địa liền có khả năng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ nên thường được ứng dụng trong các bài thuốc chữa đau răng:
- Củ địa liền đem rửa sạch, phơi khô rồi thái nhỏ.
- Đem ngâm chung với rượu (40 – 50%) khoảng 5 – 7 ngày.
- Ngậm rượu ngâm vài phút rồi nhổ ra để chữa đau răng.
Địa liền giúp chữa đau răng
Chống viêm
Địa liền có khả năng chống viêm và giảm phù nề cao. Theo nghiên cứu khoa học: thân rễ khô chiết xuất bằng cồn và các dung môi khác cho thấy địa liền có khả năng chống lại phản ứng viêm cấp tính tốt.[1]
Cơ chế chống viêm của Địa liền có liên quan đến sự hiện diện của các chất chuyển hóa có hoạt tính sinh học, bằng cách ức chế sự giải phóng các yếu tố gây viêm.
Thử nghiệm cho thấy lá của Địa liền có tác dụng chống viêm mạnh về chứng phù chân ngoài ra được ứng dụng nhiều trong vết loét và giảm đau.[2]
Lá Địa liền có khả năng chống viêm mạnh
Chống oxy hoá
Trong vài năm qua, chất chiết xuất thô có hoạt tính chống oxy hóa từ Địa liền đã được đánh giá bằng một số phương pháp.
Hoạt tính chống oxy hóa của các chiết xuất khác nhau của địa liền lần lượt được thử nghiệm bằng các thử nghiệm DPPH và ABTS. Kết quả cho thấy địa liền có hoạt tính chống oxy hóa tốt, trong số 5 dịch chiết hoạt tính của phần chloroform là tốt nhất.[3]
Tinh dầu được chiết xuất bằng phương pháp chiết xuất nước dưới tới hạn tăng trưởng bằng siêu âm. Và chiết xuất metanol cho thấy hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ của Địa liền.[4]
Địa liền có khả năng chống oxy hóa tốt
Giảm đau
Củ địa liền giúp giảm đau nhanh chóng và hạn chế các cơn đau xuất hiện trở lại. Địa liền có khả năng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng nên được sử dụng để hỗ trợ giảm đau rất rốt.
Bài thuốc giảm đau từ Địa liền:
- Chuẩn bị: 5g Địa liền khô, 5g Bạch chỉ, 10g Cát căn.
- Tán thành bột và làm thành viên uống.
- Sắc uống mỗi ngày dùng từ 2 – 4g.
Địa liền giúp giảm đau nhanh chóng
Chữa ho, ho có đờm
Nghiên cứu cho thấy rằng địa liền có tới có hoạt tính chống ho, lao đáng kể và giá trị MIC của nó nằm trong khoảng 0.242 – 0.485 mM.[5]
Bài thuốc chữa ho từ Địa liền:
- Chuẩn bị: 300g Địa liền, 1000g rau sam tươi, 1000g rau má tươi, 1000g vỏ rễ dâu được tẩm mật ong, 500g tía tô, 300g lá chanh.
- Sao tất cả dược liệu, sau đó rửa sạch tất cả vị thuốc.
- Đun sôi với 12 lít nước trên ngọn lửa nhỏ, cho đến khi còn 4 lít.
- Mỗi ngày uống từ 15 – 30ml.
Sử dụng Địa liền chữa ho, ho có đờm
Hỗ trợ tiêu hoá
Địa liền có tác dụng ôn trung, trừ thấp, tán hàn và khí độc nên được sử dụng trong chữa tiêu hóa kém. Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa từ Địa liền:
- Dùng 3 – 6g Địa liền sắc với nước tạo thành thuốc uống.
- Ngoài ra có thể tán bột thân rễ địa liền để uống.
Địa liền chữa tiêu hóa kém
Hạ sốt
Địa liền có vị cay tính ấm, có tác dụng làm ấm tỳ vị nên giúp hạ sốt hiệu quả đặc biết là sốt ở trẻ nhỏ. Bài thuốc hạ sốt từ Địa liền:
- Chuẩn bị: 5g Địa liền, 5g Bạch chỉ, 10g củ sắn dây.
- Đem đi nghiền mịn và làm thành viên uống.
Giảm sốt hiệu quả bằng Địa liền
Chữa ngực bụng lạnh đau
Theo Đông y, củ địa liền có tính ấm, vị cay và được quy vào kinh tỳ và vị. Củ này có tác dụng ôn trung, tán hàn, bạt khí độc, trừ thấp. Sử dụng củ địa liền chữa các triệu chứng như bụng lạnh, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, giảm khó tiêu và đau dạ dày. Bài thuốc chữa ngực bụng lạnh đau:
- Chuẩn bị: Địa liền, Đương quy, Cam thảo và Đinh hương mỗi loại 6g.
- Tán thành bột.
- Trộn hồ và hoàn thành viên kích thước hạt ngô.
- Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 viên.
Chữa ngực bụng lạnh đau bằng Địa liền
Lưu ý khi sử dụng địa liền
Cây Địa liền có một số tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng. Vì thế người bệnh khi sử dụng cần lưu ý.
- Những người âm hư, dạ dày nóng rát hay cơ thể thiếu máu thì không nên sử dụng.
- Địa liền tính ấm, một số chất gây tác dụng không mong muốn vì vậy không nên lạm dụng và sử dụng quá liều kéo dài.
- Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người.
- Trong quá trình dùng có bất kỳ triệu chứng bất thường gì hãy ngừng ngay và liên hệ bác sĩ.
Các lưu ý khi sử dụng Địa liền
Xem thêm:
- Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe
- Hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut) là gì? Lợi ích của hạt dẻ ngựa đối với sức khỏe
- Những tác dụng tuyệt vời từ nghệ đối với sức khỏe
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hay về tác dụng của cây Địa liền. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: NCBI, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Tra cứu dược liệu, Youtube Dr. Khỏe, Youtube Dr. Khỏe
Nguồn tham khảo
-
Extraction, characterization and evaluation of Kaempferia galanga L. (Zingiberaceae) rhizome extracts against acute and chronic inflammation in rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6268848/
-
Bioactivity-Guided Isolation of Ethyl-p-methoxycinnamate, an Anti-inflammatory Constituent, from Kaempferia galanga L. Extracts
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6268848/
-
Investigation of Antioxidant and Cytotoxic Activities of Kaempferia galanga L.
https://www.indianjournals.com/ijor.aspx?target:ijor:rjpt&volume:12&issue:5&article:024
-
Kaempferia galanga L.: Progresses in Phytochemistry, Pharmacology, Toxicology and Ethnomedicinal Uses
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8560697/#:~:text:Malaysia%2C%20and%20Thailand.-,K.,spices%20since%20its%20highly%20aromas
-
Ethyl p-methoxycinnamate isolated from a traditional anti-tuberculosis medicinal herb inhibits drug resistant strains of Mycobacterium tuberculosis in vitro
https://www.indianjournals.com/ijor.aspx?target:ijor:rjpt&volume:12&issue:5&article:024
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa liền có tác dụng gì? 9 tác dụng của địa liền có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.