Giải Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần cuối bài trang 32 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Địa lý 8 trang 32: Khu vực Tây Nam Á giúp các em hiểu được vị trí địa lí, đặc điểm dân cư kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á. Soạn Địa lí 8 bài 8 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Khu vực Tây Nam Á, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Địa 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
1. Vị trí địa lí
– Nằm ở phía tây nam của châu Á
– Tiếp giáp:
- Châu Phi, châu Âu.
- Khu vực Trung Á, khu vực Nam Á
- Vịnh biển: biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich.
→ Vị trí chiến lược quan trọng- nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương.
2. Đặc điểm tự nhiên
– Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên:
- Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.
- Phía tây nam: sơn nguyên A-rap, đồng bằng Lưỡng Hà.
– Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, nột phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.
– Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ.
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
– Dân cư:
- Tây Nam Á có số dân khoảng 286 triệu dân, phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển.
- Thành phần dân tộc: chủ yếu là người A-rập và theo đạo Hồi.
– Kinh tế:
- Hiện nay ngành công nghiệp và thương mại phát triển.
- Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới.
- Nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt vải.
-Chính trị: Tình hình chính trị không ổn định, các cuộc tranh chấp gay gắt,…
Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Bài 9
Câu hỏi trang 29
– Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:
– Tiếp giáp với vịnh, biển, các khu vực châu lục nào?
– Nằm trong khoảng vĩ độ nào?
Trả lời:
– Tây Nam Á tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
– Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB – 42oB; kinh tuyến: 26oĐ – 73oĐ.
Câu hỏi trang 30
– Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á.
Trả lời:
– Phía đông bắc: các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I – ran.
– Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
– Ở giữa: Đồng bằng Lưỡng Hà.
Câu hỏi trang 30
– Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và các kiểu khí hậu của Tây Nam Á.
Trả lời:
– Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
– Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.
Câu hỏi trang 31
– Quan sát 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.
Trả lời:
– Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á: Gru-di-a, A-dec-bai-gian, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kì, Síp, Li-băng, X-ri, I-xra-en, Pa-le-xtin, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập Xê-ut, Ba-ranh, Ca-ta, Ô-man, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan.
– Quốc gia có diện tích lớn nhất là A-rập thống nhất.
– Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Ba-ranh.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
Câu 1
Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào?
Gợi ý đáp án:
– Vị trí địa lí:
- Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.
- Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
– Đặc điểm vị trí địa lí:
- Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.
- Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.
Câu 2
Các đạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào?
Gợi ý đáp án:
– Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran tập trung ở phía đông bắc.
– Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A- rap.
– Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.
Câu 3
Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực?
Gợi ý đáp án:
– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
– Khí hậu: khô hạn và nóng.
– Sông ngòi: kém phát triển.
– Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
– Do nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc chanh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
– Chính trị không ổn định.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á Soạn Địa 8 trang 32 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.