Địa lý 8 Bài 37 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về sự giàu có về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 131.
Soạn Địa lí 8 Bài 37 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Đặc điểm sinh vật Việt Nam
1. Đặc điểm chung
– Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng
– Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
– Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.
– Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
– Vùng đồi núi nước ta phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao,…
– Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
-Các hệ sinh thái nông nghiệp
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 37 trang 131
Câu 1
Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?
Gợi ý đáp án:
– Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
– Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa và trên Biển Đông hình thành khu hệ sinh thái vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
– Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng
Câu 2
Nêu tên và sự phân bố các hệ sinh thái rừng ở nước ta?
Gợi ý đáp án:
Các hệ sinh thái ở nước ta:
– Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi với nhiều biến thể:
+ Rừng kín thường xanh ở Cúc Phương (Ba Bể).
+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
+ Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
+ Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
– Hệ sinh thái rừng thứ sinh hoặc trảng cỏ, cây bụi phân bố ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
– Hệ sinh thái nông – lâm nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi: đồng ruộng, vườn làng, ao hồ, sông.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam Soạn Địa 8 trang 131 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.