Giải bài tập Địa 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về biểu đồ mưa, biểu đồ lưu lượng dòng chảy, kỹ năng phân tích và xử lý số liệu khí hậu, thủy văn. Bên cạnh đó học sinh còn biết cách phân tích mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ của sông ngòi trong chương trình Địa lí.
Soạn Địa lí 8 Bài 35 được biên soạn bám sát nội dung trong sách giáo khoa, qua đó các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Địa 8 bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông sau đây, hãy:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng khu vực (mỗi lưu vực một biểu đồ).
b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.
c) Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
Bảng 35.1. Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm
Lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa (mm) | 19,5 | 25,6 | 34,5 | 104,2 | 222 | 262,8 | 315,7 | 335,2 | 271,9 | 170,1 | 59,9 | 17,8 |
Lưu lượng (m3/s) | 1318 | 1100 | 914 | 1071 | 1893 | 4692 | 7986 | 9246 | 6690 | 4122 | 2813 | 1746 |
Lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa(mm) | 50,7 | 34,9 | 47,2 | 66 | 104,7 | 170 | 136,1 | 209,5 | 530,1 | 582 | 231 | 67,9 |
Lưu lượng(m3/s) | 27,2 | 19,3 | 17,5 | 10,7 | 28,7 | 36,7 | 40,6 | 58,4 | 185 | 178 | 94,1 | 43,7 |
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường
– Biểu đồ lượng mưa hình cột và tô màu xanh
– Biểu đồ lưu lượng: đường biểu diễn, màu đỏ
– Lưu vực sông Hồng:
Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng tại trạm Sơn Tây.
– Lưu vực sông Gianh:
Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh tại trạm Đồng Tâm.
b) Tính theo thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo tiêu vượt khó giá trị trung bình tháng:
– Lưu rực sông Hồng:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng là: 153 mm/tháng.
- Thời gian và độ dài của các tháng mùa mưa (có lượng mưa lớn hơn trị số trung bình) là: tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tổng số 6 tháng.
- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng là: 3633 m3/s.
- Thời gian và độ dài của các tháng mùa lũ (có lưu lượng dòng chảy lớn hơn trị số trung bình) là: tháng 6, 7, 8, 9, 10, Tổng số 5 tháng.
Bảng các tháng mùa mưa, mùa lũ trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây) và trên lưu vực sông Giang (Trạm Đồng Tâm):
Ghi chú:
- X: Tháng mùa mưa.
- xx. Tháng có mưa nhiều nhất.
- +: Tháng có lũ.
- ++: Tháng có lũ cao nhất.
– Lưu vực sông Gianh:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Gianh là: 186 mm/tháng.
- Thời gian và độ dài cua các tháng mùa mưa (có lượng mưa lớn hơn trị số trung bình) là: tháng 8, 9, 10, 11; tống số 4 tháng.
- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Gianh là: 61,7 m3/s.
- Thời gian và độ dài của các tháng mùa lũ (có lưu lượng dòng chảy lớn hơn trị số trung bình) là: tháng 9, 10, 11; tồng số 3 tháng.
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:
– Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 9, 10, 11.
– Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.
=> Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm (tháng 9,10,11). Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam Soạn Địa 8 trang 124 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.