Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về đặc điểm khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng và địa hình bờ biển và thềm lục địa Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 108.
Soạn Địa lí 8 Bài 29 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Đặc điểm các khu vực địa hình
1. Khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc
- Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
- Hướng địa hình là hướng cánh cung.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đây là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
- Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.
- Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam.
d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng.
- Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
2. Khu vực đồng bằng
a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn
- Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển.
- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh.
Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
b) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ
- Diện tích khoảng 15.000km2
- Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
– Có 2 dạng chính:
- Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
- Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
-Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 29 trang 108
Câu 1
Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực. Đó là những khu vực nào.
Gợi ý đáp án
– Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực:
- Đồi núi
- Đồng bằng
- Bờ biển và thềm lục địa.
Câu 2
Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào?
Gợi ý đáp án
Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
– Dải núi đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Hòa Bình).
– Dải núi đá vôi vùng núi thấp Bắc Trung Bộ (các hang động núi đá vôi nổi tiếng như: Phong Nha, Sơn Đoòng…).
Câu 3
Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào?
Gợi ý đáp án
Địa hình núi ba dan tập trung nhiều ở Tây Nguyên.
Câu 4
Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
Gợi ý đáp án
Đồng bằng sông Hồng: diện tịch 15000km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đông bằng thành nhiều vùng trũng, thấp hơn mực nước ngoài đê từ 3 đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km2, cao trung bình 2m- 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình Soạn Địa 8 trang 108 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.