Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam theo 3 giai đoạn. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 95.
Soạn Địa lí 8 Bài 25 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.
Lý thuyết Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
1. Giai đoạn Tiền Cambri
- Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta và kết thúc cách đây khoảng 542 triệu năm.
- Vào giai đoạn này các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản, bầu khí quyển ít oxi.
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Giai đoạn này diễn ra trong hai giai đoạn Cổ sinh và Trung Sinh, kéo dài 500 năm và cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.
- Các vận động tạo núi lớn là Calêđoni, Hexximi, Inđôxini, Kimmêri.
- Trong giai đoạn này phần lãnh thổ nước ta được hình thành, giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, hình thành các bể than,…
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
- Là giai đoạn tương đối ngắn, diễn ra trong đại Tân sinh và là một giai đoạn rất quan trọng đối với nước ta cũng như thế giới.
- Vận động Tân kiến tạo diễn ra cách ngày nay khoảng 25 triệu năm và có cường độ mạnh mẽ làm nâng cao địa hình làm cho sông ngòi trẻ lại hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.
- Trong giai đoạn này con người xuất hiện.
→Lịch sử phát triển lâu dài của nước ta đã sản sinh nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng mà chúng ta còn chưa biết hết.
Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 25 trang 95
Câu 1
Trình bày sự phát triển của tự nhiên nước ta?
Gợi ý đáp án
Lịch sử phát triển tự nhiên của Việt Nam có thể chia là ba giai đoạn lớn:
– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
- Cách ngày này ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
- Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kun Tom, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu-Hoạt.
- Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít oxi.
– Giai đoạn Cổ kiến tạo (phát triển, ổn định, mở rộng lãnh thổ):
- Cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.
- Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki-mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
- Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
- Xuất hiện các khối núi đá vô và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
- Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện đại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
- Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
- Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại.
- Hình thành các cao nguyên ba dan và đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bề mặt dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
- Sinh vật biển phát triển phong phú và hoàn thiên, xuất hiện loài người trên Trái Đất
Câu 2
Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay.
Gợi ý đáp án
Giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay như:
- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
- Xuất hiên các cao nguyên ba dan, núi lửa.
- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
- Mở rộng biển Đông.
- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, boxit, than bùn…
Câu 3
Sưu tầm các mẫu đá và hóa thạch có ở địa phương em
Gợi ý đáp án
Cây đá hóa thạch 25 triệu năm tuổi ở chùa Tam Thanh, Lạng Sơn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam Soạn Địa 8 trang 95 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.