Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 153, 154, 155, 156 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ – Chương 4: Châu Mỹ.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 16 chương 4 phần Địa lí trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Trả lời câu hỏi nội dung Bài 16 Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
1. Phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây
Quan sát hình 16.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây của tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ.
Trả lời:
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:
* Ở Trung Mỹ
- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.
- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
* Ở Nam Mỹ
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình:
– Phía đông là các sơn nguyên:
- Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.
- Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.
– Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).
- Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.
- Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.
– Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
2. Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc – nam
Quan sát hình 16.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam.
Trả lời:
Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:
– Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:
- Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.
- Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.
– Đới khí hậu nhiệt đới:
- Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.
- Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.
– Đới khí hậu cận nhiệt:
- Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.
- Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc
– Đới khí hậu ôn đới:
- Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.
- Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
3. Phân hóa tự nhiên theo chiều cao
Quan sát hình 16.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An-đét.
Trả lời:
Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao dãy núi An đét.
– Do địa hình núi cao nhiều đỉnh núi vượt qua 6000m nên thiên nhiên miền núi An-đét có sự thay đổi theo chiều cao.
– Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc khí hậu nóng và ẩm nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp. Vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.
– Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi theo, trên các đỉnh núi cao có băng tuyết.
– Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru:
- Rừng nhiệt đới: từ 0 – 1000 m.
- Rừng lá rộng: 1000 – 1300 m.
- Rừng lá kim: 1300 – 3000 m.
- Đồng cỏ: 3000 – 4000 m.
- Đồng cỏ núi cao: 4000 – 5000 m.
- Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 – 6500 m.
– Các đai thực vật theo chiều cao của sườn tây An-đét qua lãnh thổ Pê-ru:
- Thực vật nửa hoang mạc: từ 0 – 1000 m.
- Cây bụi xương rồng: 1000 – 2000 m.
- Đồng cỏ cây bụi: 2000 – 3000 m.
- Đồng cỏ núi cao: 4000 – 6000 m.
- Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 – 6500 m.
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 7 Bài 16 trang 156
Luyện tập
Dựa vào nội dung bài học, em hãy hệ thống hóa một số đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ vào bảng theo mẫu sau:
Trả lời:
Đặc điểm Khu vực |
Địa hình |
Khí hậu |
Trung Mỹ |
Phía tây chủ yếu là các đồi núi còn phía đông là đồng bằng. |
+ Khí hậu xích đạo + Khí hậu cận xích đạo + Khí hậu nhiệt đới + Khí hậu cận nhiệt đới |
Nam Mỹ |
Chia làm 3 khu vực chính: + Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. + Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn….). + Phía tây là miền núi An-đét cao trung bình 3.000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. |
+ Khí hậu xích đạo + Khí hậu cận xích đạo + Khí hậu nhiệt đới + Khí hậu cận nhiệt đới + Khí hậu ôn đới. |
Vận dụng
Dựa vào kiến thức đã học em hãy sưu tầm những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ.
Trả lời:
Những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ:
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ Soạn Địa 7 trang 153 sách Chân trời sáng tạo của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.