Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 187, 188 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của Chương 7: Con người và thiên nhiên.
Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 29 Chương 7 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để chuẩn bị thật tốt:
Phần nội dung bài học
1. Thế nào là phát triển bền vững?
❓Hãy nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Trả lời:
Khai thác tài nguyên khoáng sản quá mức, nhiều loại khoáng sản giảm nhanh về trữ lượng. Ví dụ: Trữ lượng dầu mỏ hiện nay của thế giới chỉ còn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường trong vòng 40 năm nữa (Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí quốc gia Anh BP).
Nạn tàn phá rừng, nạn lâm tặc khiến độ che phủ rừng ngày càng giảm. Nhiều loại rừng, cánh rừng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Ô nhiễm nước biển do chất thải, rác thải, tràn dầu,… khiến các loài sinh vật biển nhiễm độc, thậm chí là suy giảm về số lượng.
2. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên
❓Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên:
– Bảo vệ tự nhiên:
- Giữ gìn đa dạng sinh học;
- Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.
=> Bảo vệ không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
– Khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên:
- Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng;
- Đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại và tương lai.
❓Để bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải làm những gì?
Trả lời:
Việc cần làm để bảo vệ môi trường:
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc;
- Sử dụng tiết kiệm điện, nước;
- Sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân;
- Hạn chế tối đa sử dụng túi ni-lông;
- Không vứt rác bừa bãi ra môi trường,…
❓Dựa vào sơ đồ trên và hình 1, em hãy lấy ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:
- Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
- Với đất trồng, động, thực vật: vừa sử dụng, vừa khôi phục, tái tạo.
- Với năng lượng Mặt Trời, không khí, nước: Tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.
Phần luyện tập và vận dụng
Luyện tập
❓Em hãy nêu một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường là:
- Hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng túi giấy hoặc vải.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất.
- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn nước, các đồ điện và tắt điện khi không sử dụng.
- Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã.
- Đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng khi đi làm hoặc đi học,…
Vận dụng
❓Thu thập thông tin về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững ở địa phương em.
Trả lời:
- Học sinh tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên được khai thác ở địa phương. Ví dụ như: cát, đá vôi, đất hiếm, thủy tinh, sắt, vàng, thiếc, dầu khí,…
- Học sinh có thể thu thập thông tin theo một số tiêu chí: thời gian khai thác, quá trình khai thác, địa điểm khai thác, năng suất hoặc sản lượng, giá trị kinh tế, định hướng phát triển,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững Soạn Địa 6 trang 187 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.