Giải Địa lí lớp 6 Bài 2: Bản đồ, Một số lưới kinh, vĩ tuyến, Phương hướng trên bản đồ giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 104, 105.
Qua đó, các em sẽ nêu được khái niệm bản đồ, nhận biết một số lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 2 Chương 1: Bản đồ – Phương tiện thể hiện bề mặt Trái đất. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Phần mở đầu
A: Quả Địa Cầu không phải là bản đồ
B: Đây là bản đồ đấy
Theo em bạn nào nói đúng?
Đáp án:
Bạn B đúng
Phần nội dung bài học
Khái niệm bản đồ
1. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau.
2. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.
Trả lời
1. Quả Địa Cầu và bản đồ có điểm giống nhau và khác nhau:
- Giống: đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định
- Khác: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy). Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung.
2. Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:
- Xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (toạ độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào,…
- Dùng để chỉ đường.
- Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,…
- Dùng trong quân sự
- Dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên,…
Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Quan sát hình 1, em hãy nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ.
Trả lời
Đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ:
a) Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa; các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Vĩ tuyến là các đoạn thẳng song song và vuông góc với đường kinh tuyến giữa; độ dài các đường vĩ tuyến giảm dần từ xích đạo về hai cực.
b) Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu. Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.
Phương hướng trên bản đồ
Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 101, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po.
Trả lời
- Hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng tây nam
- Hướng đi từ Hà Nội đến Ma-ni-a: Hướng đông nam
- Hướng đi từ Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng nam
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1
Dựa vào bản đồ ở trang 101, cho biết Biển Đông tiếp giáp với phần đất liền của nước ta ở những hướng nào?
Trả lời
Phần đất liền của nước ta giáp với biển Đông ở các hướng: đông, nam, tây nam.
Câu 2
Sưu tầm một số bản đồ và giới thiệu với các bạn trong lớp về các bản đồ đó.
Trả lời
Một số bản đồ:
- Bản đồ hệ thống sông Việt Nam
- Bản đồ miền Bắc Việt Nam
- Bản đồ thế giới
- Bản đồ quy hoạch phát trhệ thống giao thông đô thị năm 2020
- Bản đồ du lịch Tây Nguyên
- Bản đồ trung tâm thương mại Royal City
- Bản đồ khu thương mại Phú Mỹ Hưng
- Bản đồ hành chính địa lý thành phố Hà Nội
Lý thuyết Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
1. Khái niệm bản đồ
– Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
– Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
- Bản đồ để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa Lí.
- Bản đồ để xác định vị trí và tìm đường đi.
- Bản đồ để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,…).
- Bản đồ để tác chiến trong quân sự.
2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
– Lưới chiếu hình nón
- Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.
- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc.
– Lưới chiếu hình trụ: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.
3. Phương hướng trên bản đồ
– Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào: Hệ thống kinh, vĩ tuyến; mũi tên chỉ hướng Bắc và kim chỉ nam.
– Quy ước
- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.
- Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.
– Các hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây.
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
Câu 1. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?
A. Đông.
B. Bắc.
C. Nam.
D. Tây.
Đáp án: A
Câu 2. Bản đồ là
A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Đáp án: D
Câu 3. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
A. các đường kinh, vĩ tuyến.
B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
C. mép bên trái tờ bản đồ.
D. các mũi tên chỉ hướng.
Đáp án: A
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ Soạn Địa 6 trang 104 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.