Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 28 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 127. Đồng thời hiểu được kiến thức về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Bài 28: Địa lí 12 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 125→127. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức lý thuyết, biết trả lời các câu hỏi để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 28, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lý thuyết Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Các nhân tố bên trong
– Vị trí địa lí.
– Tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, nguồn nước, tài nguyên khác.
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư và lao động; trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị; điều kiện khác như vốn, nguyên liệu…
b) Nhân tố bên ngoài
– Thị trường.
– Hợp tác quốc tế: vốn, công nghệ, tổ chức quản lí.
3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a) Điểm công nghiệp
b) Khu công nghiệp
c) Trung tâm công nghiệp
d) Vùng công nghiệp
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 28 trang 127
Câu 1
Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
Gợi ý đáp án
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
Câu 2
So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
Gợi ý đáp án
– Điểm công nghiệp
+ Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp đơn lẻ.
+ Các xí nghiệp này thường được phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liêu hoặc trung tâm tiêu thụ.
+ Giữa chúng không có mối liên hệ về sản xuất.
+ Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.
– Khu công nghiệp
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến hay.
+ Do Chính phủ (hoặc cơ quan, chức năng được Chính phủ uỷ nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
+ Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.
Câu 3
Căn cứ vào kiến thức đã có, vào bản đồ Công nghiệp chung (hay Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Gợi ý đáp án
Nêu những thuận lợi chủ yếu của hai trung tâm công nghiệp về:
– Vị trí địa lí.
– Tài nguyên thiên nhiên.
– Nguồn lao động có tay nghề.
– Thị trường.
– Kết cấu hạ tầng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp Soạn Địa 12 trang 127 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.