Bạn đang xem bài viết Dị ứng xi măng vì sao? Triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dị ứng xi măng là tình trạng không hiếm thấy, chủ yếu ở những công nhân xây dựng do tiếp xúc nhiều với xi măng. Vậy dị ứng xi măng có biểu hiện như thế nào, cách chữa ra sao? Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nguyên nhân gây dị ứng xi măng
Dị ứng xi măng là tình trạng người bệnh bị viêm da nếu tiếp xúc với xi măng thường xuyên, tình trạng này thường gặp phải ở các công nhân xây dựng.
Do bản chất xi măng chứa nhiều chất hóa học khác nhau, trong đó có Hexavalent chromium là một hợp chất độc hại có tính ăn mòn mạnh, nên khi da của con người tiếp xúc với xi măng sẽ bị ăn mòn. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc da bị bào mòn và gây viêm da nghiêm trọng.
Nhiều người còn gọi đây là “xi măng ăn tay” do tình trạng dị ứng sẽ biểu hiện ở bàn tay, bàn chân, các ngón tay, chân,… Tùy vào mức độ tiếp xúc và phản ứng của cơ thể mà bệnh có thể nặng hoặc nhẹ.
Biểu hiện dị ứng xi măng
Biểu hiện dị ứng xi măng có thể khác nhau giữa mọi người, thông thường dị ứng có thể được biểu hiện sau khi tiếp xúc liên tục từ 3 tháng trở lên. Một số biểu hiện của dị ứng xi măng có thể xảy ra như:
- Da nổi mẩn đỏ dữ dội và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Da bong vảy, nứt, rạn da.
- Da sờ vào khô ráp có vảy ngứa.
- Da nổi mụn nước và chảy dịch vàng.
- Vùng da bị sưng, viêm, đau sau khi chạm vào.
Cách điều trị dị ứng xi măng
Dưới đây là một số cách chữa trị dị ứng xi măng tại nhà, cũng như giảm bớt tình trạng đau đớn, khó chịu mà bạn có thể tham khảo:
- Dùng kem bôi, mỹ phẩm chống dị ứng có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng tạm thời. Bạn có thể bôi thuốc mỡ chống viêm lên da từ 1-2 lần/ngày, kéo dài từ 2-4 tuần.
- Dùng băng gạc lạnh: Bạn làm ẩm một chiếc khăn vải rồi đắp lên vị trí da bị dị ứng từ 15-30 phút để làm dịu làn da. Nên lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Tránh làm da bị trầy xước bằng cách cắt ngắn móng tay, hạn chế gãi lên da khi bị ngứa.
- Bảo vệ tay, chân: Bạn nên rửa tay chân rồi lau sạch, sấy khô. Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm.
Nếu tình trạng dị ứng xi măng trở nên nghiêm trọng thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.
Cách phòng tránh dị ứng xi măng
Cách tốt nhất để ngăn tình trạng dị ứng tiếp diễn và nghiêm trọng hơn là bạn nên ngừng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, do tính chất công việc mà nhiều người không thể thực hiện được điều đó và vẫn phải tiếp xúc thường xuyên với xi măng gây nên dị ứng kéo dài.
Do đó, bạn nên giữ gìn vệ sinh cá nhân kĩ càng nếu có tiếp xúc với xi măng bằng cách rửa tay và những vùng da tiếp xúc với nước ấm, xà phòng. Đồng thời, bạn nên mua đồ bảo hộ như bao tay, ủng để mang vào, ngăn tiếp xúc với xi măng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng xi măng mà nhiều người gặp phải. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn biết cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng dị ứng.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dị ứng xi măng vì sao? Triệu chứng và cách phòng ngừa dị ứng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.