Bạn đang xem bài viết Dị ứng lông mèo nên làm gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo thống kê của Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ cho biết có tới 30% dân số nước này có phản ứng dị ứng với lông chó, mèo. Trong đó, các biểu hiện chủ yếu xảy ra ở hệ hô hấp và trên da. Vậy nguyên nhân gì khiến bạn dễ bị dị ứng lông mèo?
Nguyên nhân gây dị ứng lông mèo
Dị ứng lông mèo phổ biến hơn so với lông chó. Theo bà Pamela A. Georgeson, bác sĩ chuyên khoa dị ứng tại Trung tâm Dị ứng & Hen suyễn Kenwood phân tích: “Rất nhiều người bị dị ứng với một loại protein của mèo có tên là FEL-d1 được tìm thấy trong lông và nước bọt”
Khi chất này xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và tạo ra kháng thể chống lại chúng. Thông thường, bạn sẽ dễ gặp phải một số triệu chứng dị ứng như ngứa, sổ mũi, nổi mẩn, hoặc nặng hơn là hen suyễn.
Bên cạnh đó, di truyền cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng lông mèo. Những người sống trong gia đình có tiền sử bệnh này thường có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
Dấu hiệu dị ứng lông mèo
Một số người bị dị ứng lông mèo có thể gặp các biến chứng viêm da như: nổi mẩn, mề đay, phát ban, eczema, ngứa rát,… Tình trạng này thường xuất hiện ở mặt, cổ hoặc ngực. Trong trường hợp nặng hơn, bạn sẽ có những biểu hiện khác như mắt đỏ, khó thở, tức ngực, nghẹt mũi, ho, sưng mặt,…
Ngoài ra, dị ứng lông mèo còn là tác nhân gây ra hen suyễn mãn tính. Có khoảng 30% những người mắc bệnh hen suyễn có biến chứng nặng khi tiếp xúc với mèo hoặc chó.
Cách điều trị dị ứng lông mèo
Nhìn chung, bệnh dị ứng lông mèo khá khó nhận ra các triệu chứng. Tuy nhiên, các biểu hiện dị ứng thường kéo dài từ 1 tuần trở lên. Do đó, bạn cần theo dõi để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách phổ biến nhất để kiểm tra tất cả các loại dị ứng chính là xét nghiệm da và xét nghiệm máu. Ngoài ra, bạn có thể điều trị bệnh lý này bằng những phương pháp như:
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc xịt mũi corticosteroid
- Thuốc xịt thông thoáng mũi
- Sử dụng thuốc Cromolyn natri
- Thuốc ức chế leukotriene
- Mũi tiêm dị ứng
Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp trên nhé.
Cách phòng ngừa dị ứng lông mèo
Cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng lông mèo chính là cách ly mèo với nơi bạn ăn uống và nghỉ ngơi. Đồng thời, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau mỗi khi vuốt ve và ôm ấp chúng. Nếu bạn dị ứng nặng, hãy hạn chế ôm hôn hoặc đến gần thú cưng.
Đối với những bạn có tiền sử dị ứng nhưng thích nuôi mèo thì cần lưu ý kỹ một số vấn đề như sau:
- Lau dọn phòng định kỳ 1 – 2 lần/ tuần;
- Luôn có sẵn dụng cụ lấy lông chó, lông mèo trong nhà;
- Tắm rửa, vệ sinh mèo ít nhất 1 lần/ tuần;
- Lắp đặt máy lọc không khí giúp đường mũi thông thoáng hơn.
Nếu có các biểu hiện dị ứng lông mèo kéo dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để có được hướng điều trị an toàn nhất cho sức khỏe.
Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp ngăn ngừa dị ứng lông mèo mà Pgdphurieng.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hãy tham khảo và tìm ra biện pháp ngăn ngừa tốt nhất cho cơ thể nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn: Báo Tuổi trẻ, chuyên trang sức khỏe Hellobacsi
Chọn mua các loại sữa tắm chất lượng tại Pgdphurieng.edu.vn để sử dụng nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dị ứng lông mèo nên làm gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.