Trong quá trình sử dụng hệ thống âm thanh, chắc chắn bạn sẽ phải nghe tới rất nhiều thuật ngữ âm thanh khác nhau, trong đó có Delay được biết đến là độ trễ âm thanh. Trong bài viết sau, Pgdphurieng.edu.vn sẽ trình bày chi tiết các thông tin về Delay để bạn hiểu rõ hơn về Delay trong âm thanh là gì nhé!
Delay là gì? Delay trong âm thanh là gì?
Delay được dịch ra là sự chậm trễ nhưng trong âm thanh thì delay có nghĩa hoàn toàn khác. Delay trong âm thanh đó là âm thanh được vọng lại. Ví dụ như bạn đứng tại một vách núi và la lên sau khi la bạn sẽ nghe lại giọng nói của mình vọng lại cái đó là delay trong âm thanh.
Lịch sử phát triển của Delay
Delay là thuật ngữ đã ra đời rất sớm trước đây. Theo chân Pgdphurieng.edu.vn để cùng điểm qua quá trình phát triển của Delay bạn nhé!
Delay băng (Tape delay)
Vào năm 1940, các băng đĩa vô cùng phổ biến dẫn đến người mọi người bắt đầu thử nghiệm băng đĩa từ tính trong hệ thống Delay. Sau quá trình thử nghiệm đó mọi người tìm ra điểm khác biệt giữa các giai điệu delay khác nhau đó là phụ thuộc vào độ dài vòng lặp và điều chỉnh đầu đọc và ghi.
Sau 1 năm, tức năm 1941, Delay băng bắt đầu được đưa vào khai thác thương mại và đây là phiên bản chưa được hoàn hảo bởi vì nguyên liệu tạo nên chỉ sử dụng băng đĩa cơ bản.
Delay tương tự (Analog delay)
Vào năm 1950, khi các băng từ được mọi người ưa chuộng và thịnh hành thì các kỹ sư âm thanh đã áp dụng vào hệ thống ghi trễ lên băng tần tạo ra delay.
Cụ thể hơn là họ viết một bản nhạc trên băng từ và phát bản nhạc đó trong máy được trang bị nhiều đầu đọc cách nhau từ đó việc đọc sẽ trễ ở các đầu với nhau tạo ra âm thanh delay.
Trong cùng thời điểm này thì Analog delay còn được phát triển theo một cách khác đó là viết một đoạn âm thanh trên đoạn băng sau đó phát âm thanh ngược lại và đè lên đoạn âm thanh cũ và đây là phương pháp giúp lặp lại nhiều delay hơn.
Delay kỹ thuật số (Digital delay)
Đây là phát triển vượt bậc vào thời điểm đó delay kỹ thuật số tạo ra delay dựa vào kỹ thuật số. Chỉ cần một núm xoay bạn có thể điều chỉnh các loại delay khác nhau. Vào năm 1984 thì Boss đã tìm ra DD2 làm cho mạch trở tạo Delay trở nên nhỏ gọn hơn.
Cách thức hoạt động của Delay kỹ thuật số đó là chuyển đổi kỹ thuật số vào bộ lưu trữ đệm âm thanh và lặp lại theo ý bạn.
Phần mềm tạo Delay (Software Plugin)
Delay kỹ thuật số được sử dụng cho đến đầu năm 2000 thì phần mềm tạo Delay bắt đầu xuất hiện.
Cơ chế tạo Delay của phần mềm đó là mô phỏng lại âm thanh của các thiết bị giá cao thay thế bằng các phần mềm giá rẻ. Bộ nhớ lưu trữ của phần mềm delay rất nhiều dẫn đến việc tạo ra vô số bản Delay trở nên dễ dàng.
Vai trò của Delay trong việc tạo hiệu ứng âm thanh
Slapback Delay
Đây là dạng delay ngắn chỉ lặp lại 1 lần. Được sử dụng phổ biến ở dòng nhạc Blues, guitar, nhạc đỏ hay nhạc vàng để tạo giai điệu vui nhộn cho bài hát.
Doubling Delay
Doubling Delay được áp dụng cho các ca sĩ hay những người có giọng hát không được cao và khỏe giúp tăng gấp đôi giọng hát.
Longer delays
Longer delays có khả năng kéo dài độ delay của bản nhạc hoặc giọng ca sĩ để bài hát được mượt mà hơn.
Ping-pong delay
Loại âm thanh này được sử dụng rộng rãi ở các môi trường như hội trường, sân khấu,… âm thanh giống như âm thanh 8D bởi vì trong mỗi lần lặp lại delay âm thanh sẽ tạo nên hiệu ứng âm thanh chạy từ trái sang phải và ngược lại.
Mẹo sử dụng Delay hiệu quả
Khi sử dụng delay bạn hãy những mẹo dưới đây để sử dụng hiệu quả nhé!
- Để tạo ra hiệu ứng âm thanh bạn cần chỉnh thời gian trễ dưới 50 mili giây để có được hiệu ứng âm thanh xung quanh tốt nhất.
- Để tạo ra hiệu ứng Delay trong trẻo và sáng bạn hãy thử hiệu ứng Dub Delay.
- Trong trường hợp bạn muốn nhấn mạnh bản ghi thì hãy tự động hóa thông số.
- Sử dụng Delay khoảng 12 mili giây, xoay cả tín hiệu khô và ướt tạo ra hiệu ứng âm thanh nổi.
- Trường hợp bảng phối nhạc có giai điệu tối vì áp dụng quá nhiều Reverb bên trong để khắc phục tình trạng này bạn hãy tăng hiệu delay time lên nhé!
- Đặt thiết bị âm thanh trong môi trường thoáng mát, không ẩm ướt, khô ráo.
- Vệ sinh thường xuyên để kéo dài tuổi thọ.
Một số khái niệm liên quan đến Delay mà bạn nên biết
Một số khái niệm liên quan đến Delay bạn nên lưu ý để sử dụng đúng cách nhé:
Delay time: Là khoảng thời gian giữa tín hiệu lúc đầu và tín hiệu delay vọng lại. Delay time được tính theo đơn vị mili giây nhưng trong phần mềm âm nhạc thì dựa trên tốc độ bài hát hay tempo và độ dài của nốt nhạc.
Unit Switch: Là đơn vị xác định xem độ trễ là dựa trên nhịp độ trong chế độ bước bước hay chế độ trễ thời gian miễn phí/chế độ MS MS.
Level: Mức điều khiển âm lượng của các lần lặp lại.
Feedback: Nếu Delay time là khoảng thời gian thì Feedback là quy định số lần lặp lại và Feedback nhỏ nhất là 1. Kiểm soát phản hồi càng cao, độ trễ lặp lại càng nhiều.
Pan (cân bằng): Điều khiển Pan giúp tạo ra hiệu ứng trễ sang phải hoặc sang trái.
Dry/Wet (Khô/ướt): Điều chỉnh sự cân bằng giữa tín hiệu âm thanh nguồn (khô) và hiệu ứng trễ (ướt).
Modulation: Đây là chức năng bạn có thể thay đổi cao độ của nốt nhạc giúp tín hiệu delay trở nên tròn trịa và dày hơn. Chức năng này thường dùng để tạo ra tiếng đồng ca (Chorus) khi âm thanh trực tiếp kết hợp với bản sao của nó.
Mời các bạn tham khảo thêm các mẫu loa đang được kinh doanh tại Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn thông tin về Delay trong âm thanh là gì? Vai trò của Delay trong hệ thống âm thanh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!