Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Tiền Giang, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.
Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2023 – 2024 tỉnh Tiền Giang sẽ diễn ra vào các ngày từ 5 – 6/6. Đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang năm 2023 – 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Theo đoạn trích, sống chậm giúp chúng ta cảm nhận về cuộc sống và những người xung quanh chúng ta nhiều hơn.
Câu 3: Biện pháp tu từ liệt kê: tiếng chim hót trên bầu trời xanh, vẻ đẹp của những giọt sương mai đọng trên những cánh hoa hồng, vẻ đẹp của tia nắng bình minh khi bạn tỉnh giấc,..
Câu 4: Bày tỏ quan điểm cá nhân của em. Gải thích hợp lý.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở đoạn:
=>Giới thiệu vấn đề nghị luận (ý nghĩa của việc sống chậm lại trong cuộc sống)
2. Thân đoạn:
a) Giải thích
– Sống chậm là: Sống chậm là toàn tâm, toàn ý với việc mình đang làm. Và vì cẩn trọng, cân nhắc, tránh sai sót đáng tiếc do lơ là ý thức tạo ra, nên đa số họ sẽ chậm hơn một người bình thường chỉ làm theo thói quen, để rồi cũng gặp rắc rối vì thói quen xuất hiện không đúng chỗ, sai thời điểm
– Ý nghĩa của việc sống chậm: Sống chậm sẽ giúp chúng ta có cảm giác thư thái, bình yên, giúp chúng ta có thời gian suy nghĩ, để thấu hiểu và thông cảm với những mảnh đời bất hạnh, giúp cho toàn xã hội gắng kết với nhau hơn.Đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả những suy nghĩ của mình.
b) Bàn luận
– Phê phán những con người sống quá nhanh mà bỏ qua mất những điều đáng quý của cuộc sông. Đồng thời sẽ khiến chúng ta không thể thấu hiểu được người khác
– Chúng ta cần phân biệt: sống chậm ở đây không phải là cố níu giữ thời gian mà là để ta nhìn lại cuộc sống, nhìn lại chính mình. Mà nó phải là những suy nghĩ đem lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh
c) Bài học
– Nhận thức: về việc sống chậm và ý nghĩa cảu nó
– Hành động: Mỗi ngày, từ những việc nhỏ nhất, ta hãy biết sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định ý nghĩa và sự quan trọng của việc sống chậm
Câu 2:
a. Mở bài
– Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng.
– Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này.
– Đoạn thơ là cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
Thân bài: Phân tích đoạn thơ:
Hình ảnh lộc xuân theo người ra tràn theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, 2 nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
+ “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá nguỵ trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu diệt quân thù.
+ “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
+ “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao”. Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã đươcn mở rộng dần. Đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la.
c. Kết bài: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của đoạn trích
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Tiền Giang năm 2023 – 2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
“Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách “kỹ lưỡng” hơn để có thời gian cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những điều tốt đẹp đó đôi khi rất đơn giản chỉ là tiếng chim hót trên bầu trời xanh, vẻ đẹp của những giọt sương mai đọng trên những cánh hoa hồng, vẻ đẹp của tia nắng bình minh khi bạn tỉnh giấc,… Đơn giản thế thôi, nó diễn ra hằng ngày và rất quen thuộc với chúng ta nhưng có lẽ vì sự vội vàng của cuộc sống nên chúng ta đã bỏ lỡ và cảm thấy nó thật sự xa lạ.
Sống chậm giúp chúng ta cảm nhận về cuộc sống và những người xung quanh chúng ta nhiều hơn. Cuộc sống vội vã đã làm cho con người đánh mất đi những giá trị thiêng liêng của gia đình, của các mối quan hệ xã hội và thậm chí là đánh mất chính mình.”
(Nguồn: https://vieclam123.vn/song-cham-b522-amp.html)
Câu 1: (0,75 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: (0,75 điểm)
Theo đoạn trích, sống chậm giúp ích cho ta điều gì?
Câu 3: (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Những điều tốt đẹp đó đôi khi rất đơn giản chỉ là tiếng chim hót trên bầu trời xanh, vẻ đẹp của những giọt sương mai đọng trên những cánh hoa hồng, vẻ đẹp của tia nắng bình minh khi bạn tỉnh giấc,…”
Câu 4: (0,5 điểm)
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trong đoạn trích: “Cuộc sống vội vã đã làm cho con người đánh mất đi những giá trị thiêng liêng của gia đình, của các mối quan hệ xã hội và thậm chí là đánh mất chính mình.” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống chậm trong cuộc sống.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau đây:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải; Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD Việt Nam 2015, trang 56)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Tiền Giang Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.