Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 11. Thông qua đề thi Vật lí 11 học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài Vật lí để làm bài kiểm tra học kì 2 lớp 11 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề thi cuối kì 2 Vật lí 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT …….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: VẬT LÍ 11 Thời gian làm bài : … phút , không tính thời gian phát đề |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 Điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Dòng điện không đổi là gì?
A. Là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
B. Là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
C. Là dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây thay đổi theo thời gian.
D. Là dòng điện có cường độ thay đổi theo thời gian.
Câu 2. Đơn vị của điện tích là
A. ampe (A).
B. culông (C).
C. fara (F).
D. ôm (Ω).
Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5V
B. tăng 3V
C. giảm 3V
D. giảm 2V
Câu 4. Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có
A. dòng electron chuyển từ B qua A.
B. dòng electron chuyển từ A qua B.
C. dòng proton chuyển từ B qua A.
D. dòng proton chuyển từ A qua B.
Câu 5. Dòng điện không đổi chạy trong một dây dẫn, cứ mỗi giây có 1,6 C chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Tính cường độ dòng điện.
A. 1,6A
B. 2,6A
C. 3,6A
D. 4,6A
Câu 6. Đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn kim loại có đồ thị như thế nào?
A. Dạng parabol.
B. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
C. Đường tròn.
D. Dạng hình sin.
Câu 7. Biểu thức đúng của định luật Ohm là
Câu 8. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện chạy qua dây dẫn khi có cường độ dòng điện:
A. giảm đi 3 lần
B. tăng 3 lần
C. giảm đi 0,2 A.
D. I= 0,2 A.
Câu 9. Vật nào dưới đây không phải nguồn điện?
A. Pin.
B. Acquy.
C. Dây điện.
D. Máy phát điện.
Câu 10. Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì
A. suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
B. suất điện động của bộ pin luôn lớn hơn suất điện động của mỗi pin.
C. điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
D. điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Câu 11. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 5 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
A. 1,5 mj
B. 0,8 mj
C. 20 mj
D. 5 mj
Câu 12. Mắc hai đầu một điện trở vào hai cực của một pin. Hiệu điện thế giữa hai cực của pin có độ lớn
A. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng lớn.
B. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng nhỏ.
C. không phụ thuộc vào dòng điện chạy qua nguồn.
D. lớn hơn so với độ lớn hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
Câu 13. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua đó có cường độ I và điện trở nó là R?
A. P= UI
Câu 14. Trên một bàn là điện có ghi thông số 220 V – 1000 W. Điện trở của bàn là điện này là
A. 220 Ω.
B. 48,4 Ω.
C. 1000 Ω.
D. 4,54 Ω.
Câu 15. Mắc hai cực của một nguồn điện không đổi có suất điện động 6,0 V và điện trở trong 0,5 Ω vào hai đầu một điện trở R = 3,5 Ω để tạo thành mạch kín. Bỏ qua điện trở các dây nối. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở trong 1 phút là
A. 472,5 J
B. 372.5 J
C. 245,5 J
D. 427,5 J
Câu 16. Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Trong dông sét, một điện tích âm có độ lớn 1C được phóng xuống đất trong khoảng thời gian 4.10 -4 s. Tính cường độ dòng điện của tia sét đó.
Câu 2 (2 điểm).
a) Điện trở nhiệt là gì? Có mấy loại điện trở nhiệt chính?
b) Cho mạch điện như hình vẽ. Các điện trở có giá trị giống nhau R = 4. Đặt vào giữa hai đầu A và B một hiệu điện thế UAB = 10 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
Câu 3 (1,5 điểm). Một acquy có suất điện động 6 V, sinh ra một công là 360 J khi acquy này phát điện trong 5 phút.
a) Tính lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy.
Câu 4 (1,5 điểm). Một biến trở được mắc vào hai cực của một nguồn điện không đổi có điện trở trong 2 Ω. Khi thay đổi giá trị biến trở, ta thu được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất toả nhiệt trên biến trở vào cường độ dòng điện chạy trong mạch như vẽ. Bỏ qua điện trở của các dây nối. Giá trị biến trở tương ứng với điểm M trên đồ thị bằng bao nhiêu?
Đáp án đề thi học kì 2 Vật lý 11
I. TRẮC NGHIỆM
Xem đáp án trắc nghiệm trong file tải về
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm).
Áp dụng công thức:
Vậy cường độ dòng điện của tia sét đó là: 2500 A
Câu 2 (2 điểm).
a)
Điện trở nhiệt chính là một loại điện trở có trở kháng phụ thuộc vào nhiệt độ, nó như một nhiệt kế điện trở. Điện trở nhiệt thường được làm bằng oxit kim loại, thiết kế hình hạt, đĩa hoặc hình trụ, được bao phủ bên ngoài một lớp bằng thủy tinh hoặc epoxy.
Hiện nay có hai loại điện trở nhiệt là NTC – điện trở nhiệt âm và PTC – điện trở nhiệt dương . Điện trở NTC sẽ giảm mỗi khi nhiệt độ tăng và ngược lại.
b)
Do tính đối xứng, ta thấy
Do đó, ta có thể bỏ đi hai điện trở nối vào 2 đầu M, E và N, F
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
Ma trận đề thi học kì 2 Vật lí 11
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Dòng điện. Cường độ dòng điện |
2 |
1 |
2 |
1 |
5 |
1 |
2,25 |
||||
2. Điện trở. Định luật Ohm |
2 |
1 ý |
1 |
1 ý |
3 |
1 |
2,75 |
||||
3. Nguồn điện |
2 |
1 |
1 |
1 |
4 |
1 |
2,5 |
||||
4. Năng lượng điện. Công suất điện |
1 |
2 |
1 |
3 |
1 |
2,25 |
|||||
5. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin |
1 |
1 |
0 |
0,25 |
|||||||
Tổng số câu TN/TL |
8 |
2 |
6 |
1 |
2 |
1 |
0 |
1 |
16 |
4 |
|
Điểm số |
2 |
2 |
1,5 |
1,5 |
0,5 |
1,5 |
0 |
1 |
4 |
6 |
10 |
Tổng số điểm |
4 điểm 40% |
3 điểm 30% |
2 điểm 20% |
1 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: VẬT LÍ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI |
5 |
16 |
||||
1. Dòng điện. Cường độ dòng điện |
Nhận biết |
– Nhận biết được khái niệm dòng điện không đổi. – Nhận biết được đơn vị điện tích. – Tính được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn. |
1 |
2 |
C1 |
C1 C2 |
Thông hiểu |
– Hiểu và xác định được vận tốc trôi của các hạt điện tích. – Xác định được chiều của dòng điện. |
2 |
C3 C4 |
|||
Vận dụng |
– Vận dụng được biểu thức I = Snve. |
1 |
C5 |
|||
2. Điện trở. Định luật Ohm |
Nhận biết |
– Nhận biết được đường đặc trưng vôn – ampe. – Nhận biết được biểu thức định luật Ohm. – Nêu được khái niệm điện trở nhiệt và phân loại điện trở nhiệt. |
1 ý |
2 |
C2a |
C6 C7 |
Thông hiểu |
– Hiểu được cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. |
1 |
C8 |
|||
Vận dụng cao |
– Vận dụng và tính được điện trở trong mạch mắc hỗn hợp. |
1 ý |
C2b |
|||
3. Nguồn điện |
Nhận biết |
– Nhận biết được các loại nguồn điện. – Nhận biết được đặc điểm của nguồn điện ghép nối tiếp hoặc song song. |
2 |
C9 C10 |
||
Thông hiểu |
– Hiểu và xác định được cường độ dòng điện trong mạch dựa vào ảnh hưởng của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. – Hiểu và xác định được điện tích và cường độ dòng điện trong acquy. |
1 |
1 |
C3 |
C11 |
|
Vận dụng |
– Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. |
1 |
C12 |
|||
4. Năng lượng điện. Công suất điện |
Nhận biết |
– Nhận biết được công thức xác định công suất của vật tiêu thụ điện tỏa nhiệt. |
1 |
C13 |
||
Thông hiểu |
– Hiểu và xác định được cường độ dòng điện định mức dựa vào các thông số ghi trên thiết bị điện. – Xác định được nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở. |
2 |
C14 C15 |
|||
Vận dụng |
– Vận dụng được kiến thức liên quan đến năng lượng điện và công suất điện. |
1 |
C4 |
|||
5. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin |
Nhận biết |
– Nhận biết được các dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm |
1 |
C16 |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra học kì 2 Lý 11 (Có đáp án, ma trận) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.