Đề cương ôn tập học kì 2 GDCD 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 GDCD 12 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương GDCD 12 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2022 – 2023
I. Kiến thức ôn thi học kì 2 GDCD 12
1. Những nội dung kiến thức đã học:
– Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ.
– Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân.
– Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Hoạt động luyện tập câu hỏi tự luận:
Câu 1: Nêu nội dung quyền bầu của và ứng cử của công dân ?
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân ?
Câu 3: Nêu nội dung quyền tố cáo khiếu nại của công dân ?
Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân?
Câu 5: Khái niệm, nội dung các quyền: học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
Câu 6: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển.
Câu 7: Em hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh của công dân?
Câu 8: Tại sao để phát triển bền vững đất nước, cần phải quan tâm xây dựng pháp luật về lĩnh vực văn hóa, xã hội?
3. Hoạt động luyện tập câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ đại diện.
B. Dân chủ XHCN.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ gián tiếp.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang
A. Tham gia hoạt động tôn giáo.
B. Bí mật theo dõi nghi can.
C. Tổ chức truy bắt tội phạm.
D. Kích động biểu tình trái phép.
Câu 3: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử?
A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi.
C. 21 tuổi.
D. 17 tuổi.
Câu 4: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để
A. Tìm đồ đạc bị mất trộm.
B. Tiếp thị sản phẩm đa cấp.
C. Dập tắt vụ hỏa hoạn.
D. Quảng cáo mĩ phẩm.
Câu 5: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
A. Tham gia quản lý nhà nước.
B. Khiếu nại tố cáo.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Quản lý xã hội.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang đảm nhiệm chức vụ.
B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang đi công tác xa.
D. Người đang điều trị tại bệnh viện.
Câu 7: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
A. Nguồn quỹ phúc lợi.
B. Tài sản thừa kế của người khác.
C. Ngân sách quốc gia.
D. Lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 8: Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền về đời sống xã hội.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
Câu 9: Bạn Q đưa ra thắc mắc với thầy Đ về chương trình giáo dục có đáp ứng được với đòi hỏi của cách mạng công nghệ 4.0 trong buổi ngoại khóa của trường. Trong trường hợp này, bạn Q đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Độc lập phán quyết.
B. Tự do thông tin.
C. Tự do ngôn luận.
D. Áp đặt quan điểm cá nhân.
Câu 10: Quan điếm nào dưới dây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.
B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
D. Công dân có quyền học tập theo yêu cầu của gia đình.
Câu 11: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học bất cứ ngành nghề nào.
B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Học từ thấp đến cao.
Câu 12: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học tập thường xuyên.
D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 13: Lãnh đạo thành phố X đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống lọc nước biển theo công nghệ hiện đại nhằm cung câp nước sạch cho người dân. Lãnh đạo thành phố X đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây?
A. Có mức sổng đầy đủ về vật chất.
B. Thay đổi đồng bộ kết cấu hạ tầng.
C. Sử dụng nguồn quỹ bào trợ xẫ hội.
D. Chủ động xử lí công tác truyền thông.
Câu 14: Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả là
A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp.
B. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
C. Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu.
D. Bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng.
Câu 15: Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng chế
B. Chuyển giao công nghệ.
C. Tác giả.
D. Sở hữu công nghiệp.
Câu 16: Chị V thích âm nhạc, thỉnh thoảng có sáng tác một vài ca khúc. Nhưng không giao cho ca sĩ hát, chị thường chia sẻ những ca khúc của mình với những người bạn cùng nhóm, trong đó có anh Z. Anh Z bàn với L đã sao chép lại nhạc và lời một số ca khúc của chị V để L sửa lại tựa đề bài hát, cùng một số câu trong ca khúc rồi đưa X phổ nhạc để Z đi biểu diễn mà không xin phép chị V. Những ai đã vi phạm quyền tác giả?
A. L, Z, X.
B. Anh Z, L.
C. Chị V, anh Z, X.
D. X, N, K.
Câu 17. Anh L được chị Q cho xem luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ chị chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Theo câu chuyện vui có tính gợi ý của chị Q, anh L đã sao chép toàn bộ luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên D. Sau đó học viên D tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình là tác giả rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh L và học viên D.
B. Chị Q và học viên D.
C. Anh L, chị Q, và cô N.
D. Chị Q và cô N.
Câu 18: H có năng khiếu về âm nhạc và đã thi đỗ vào Trường Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam nhưng bố mẹ bắt H nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Học tập.
C. Thể hiện tài năng.
D. Bình đẳng.
Câu 19: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bảo hành trọn gói sản phẩm.
B. Sử dụng hộp thư điện tử.
C. Chuyển quyền nhân thân.
D. Đưa ra phát minh, sáng chế.
Câu 20: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm
B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.
C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
Câu 21: Cá nhân nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho xã hội là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Tham vấn.
B. Thẩm định.
C. Thanh tra.
D. Sáng tạo.
Câu 22: Đạo diễn X sản xuất bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết X của nhà văn Y, trong đó có sự điều chỉnh về kết thúc truyện mà không xin phép nhà văn Y. Đạo diễn X đã vi phạm quyền nào của công dân?
Câu 23: Nghĩa vụ nào sau đây được xem là rất quan trọng của công dân khi đã thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh của mình là gì?
A. Thực hiện chính sách an sinh xã hội.
B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
C. Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
D. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Câu 24: Công ty X thường xuyên mời chuyên gia tư vấn cách lựa chọn thực phẩm an toàn chonhân viên là thực hiện quyền được phát triển của công dân ở nội dung nào dưới đây?
A. Được chăm sóc sức khỏe.
B. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
C. Quảng bá chất lượng sản phẩm.
D. Tự do phát triển tài năng.
Câu 25: An đủ 18 tuổi,vì sợ khổ nên An đã trốn khi có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự. Theo em An đã vi phạm nội dung nào của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.
A. Pháp luật về quốc phòng, an ninh.
B. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. Pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Pháp luật về phát triển kinh tế.
II. Hình thức thi học kì 2 GDCD 12
– Thời gian: 45 phút.
– 100% trắc nghiệm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn GDCD 12 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 2 Giáo dục công dân 12 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.