Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 8 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Sinh 8 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết, giới hạn ôn tập và một số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận kèm theo đề thi minh họa cuối kì 1. Thông qua đề cương ôn thi cuối học kì 1 Sinh 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là đề cương ôn thi cuối học kì 1 Sinh học 8, mời các bạn cùng tải tại đây.
I. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi cuối kì 1 Sinh học 8
Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, cổ, thân, tay, chân
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân, các chi
D. 3 phần : đầu, cổ, thân, chi
Câu 2. Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa
D. Hệ bài tiết
Câu 3. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
Câu 4. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
Câu 5: Vai trò chủ yếu của ruột già là:
A. Hấp thụ nước và thải phân
B. Hấp thụ nước và chất dinh dưỡng
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
D. Chỉ hấp thụ nước
Câu 6. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B
Câu 7. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
A. Thanh quản
B. Thực quản
C. Khí quản
D. Phế quản
Câu 8: Nhờ đâu mà ruột non có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng với hiệu quả cao?
A. Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp
B. Niêm mạc ruột non có các lông ruột, lông ruột cực nhỏ
C. Ruột non rất dài
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbonic
B. Sử dụng khí cacbonic và loại thải khí oxi
C. Sử dụng khí oxi và loại thải khí cacbonic
D. Sử dụng khí oxi và loại thải khí nitơ
Câu 10. Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại ?
A. Phế quản
B. Khí quản
C. Thanh quản
D. Họng
Câu 11. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?
A. Khí nitơ
B. Khí cacbonic
C. Khí oxi
D. Khí hidro
Câu 12. Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?
A. Heroin
B. Côcain
C. Moocphin
D. Nicotine
Câu 13: Thành phần không thể thiếu của một tế bào là:
A. Màng sinh chất
B. Tế bào chất
C. Nhân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Cấu tạo của một nơron điển hình là:
A. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai, xinap.
B. Thân, sợi trục, cúc tận cùng
C. Thân, sợi trục, đuôi gai
D. Thân, sợi trục, đuôi gai, xinap.
Câu 15: Hai chức năng cơ bản của nơron là:
A. Cảm ứng và phân tích các thông tin
B. Dẫn truyền xung thần kinh và xử lý thông tin
C. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
D. Tiếp nhận và trả lời kích thích
Câu 16: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?
A. Ngón út
B. Ngón giữa
C. Ngón cái
D. Ngón trỏ
Câu 17: Môi trường trong cơ thể được tạo thành bởi:
A. Máu
B. Nước mô
C. Bạch huyết
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 18: Máu gồm mấy thành phần:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 19: Máu được vận chuyển qua hệ mạch là do:
A. Sức đẩy của tim khi tâm co
B. Sự hỗ trợ của hệ mạch
C. Nhờ hệ thống van
D. Cả A và B đều đúng
Câu 20: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu ?
A. 0,3 giây
B. 0,4 giây
C. 0,5 giây
D. 0,1 giây
Câu 21: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng
B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn
C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 22: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi
A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi
B. Vì tim nhỏ
C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể
D. Vì tim làm việc theo chu kì
Câu 23: Tiêm phòng vacxin giúp con người:
A. Tạo sự miễn dịch tự nhiên
B. Tạo sự miễn dịch nhân tạo
C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ
A. Tim và hệ mạch
B. Tim và động mạch
C. Tim và tĩnh mạch
D. Tim và mao mạch
Câu 25: Các hoạt động xảy ra trong quá trình tiêu hóa là:
A. Hấp thụ chất dinh dưỡng
B. Ăn và uống
C. Thải phân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 26: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào?
A. Cơ hoành.
B. Cơ ức đòn chũm.
C. Cơ liên sườn.
D. Cơ nhị đầu.
Câu 27 Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài.
B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào trong.
C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài.
D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong.
Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?
A. Hình đĩa, lõm hai mặt.
B. Màu đỏ hồng.
C. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán.
D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí.
Câu 29: Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng
A. hai lần hít vào và một lần thở ra.
B. một lần hít vào và một lần thở ra.
C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra.
D. một lần hít vào và hai lần thở ra.
Câu 30: Bàn chân hình vòm ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào ?
A. Làm giảm tác động lực, tránh được các sang chấn cơ học lên chi trên khi di chuyển.
B. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của bề mặt bàn chân vào đất bởi đây là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, có tính nhạy cảm cao.
C. Phân tán lực và tăng cường độ bám vào giá thể/ mặt đất khi di chuyển, giúp con người có những bước đi vững chãi, chắc chắn.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 31: Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp ?
A. Thanh quản.
B. Thực quản.
C. Khí quản.
D. Phế quản.
Câu 32: Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?
A. Dịch nhân.
B. Nhân con.
C. Nhiễm sắc thể.
D. Màng nhân.
Câu 33 Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
A. dung tích sống của phổi.
B. lượng khí cặn của phổi.
C. khoảng chết trong đường dẫn khí.
D. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 34: Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến
A. cơ quan sinh dục.
B. cơ quan hô hấp
C. cơ quan bài tiết.
D. cơ quan tiêu hoá.
Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?
A. Xương cột sống hình cung.
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên.
C. Bàn chân phẳng.
D. Xương đùi bé.
Câu 36: Phần cẳng chân có bao nhiêu xương ?
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 37: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại ?
A. Mô máu.
B. Mô cơ trơn.
C. Mô xương.
D. Mô mỡ.
Câu 38: Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích ?
A. 75%.
B. 60%.
C. 45%.
D. 55%.
Câu 39: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
A. 1000 – 1500 ml.
B. 800 – 1200 ml.
C. 400 – 600 ml.
D. 500 – 800 ml.
Câu 40: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này ?
A. Lớp dưới niêm mạc.
B. Lớp niêm mạc.
C. Lớp cơ.
D. Lớp màng bọc.
Câu 41: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh ?
A. Ăn nhiều tinh bột.
B. Uống nhiều nước.
C. Rèn luyện thân thể.
D. Giữ ấm vùng cổ.
Câu 42: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
A. glixêrol và vitamin.
B. glixêrol và axit amin.
C. nuclêôtit và axit amin.
D. glixêrol và axit béo.
II. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 1 Sinh học 8
Câu 1. Trình bày quá trình đông máu diễn ra như thế nào? Vẽ sơ đồ nguyên tắc truyền máu?
Câu 2. Có những loại bạch cầu nào? Trình bày chức năng của các loại bạch cầu? Miễn dịch là gì? Có mấy loại?
Câu 3: a. Giải thích nguyên nhân dễ bị gãy xương và khi bị gãy xương thì phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn ở người già?
b. Để chống cong vẹo cột sống, trong học tập và lao động phải chú ý những điểm gì?
Câu 4: Có những loại khớp nào? Nêu rõ chức năng của các loại khớp.
Câu 5. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nguyên nhân của sự mỏi cơ.
Câu 6: Phản xạ là gì? Cho ví dụ.
Câu 7: Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại? Nêu các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
Câu 8: Các chất cần cho cơ thể như nước, vitamin, muối khoáng khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?
Câu 9: Trình bày quá trình biến đổi của thức ăn trong khoang miệng? Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ: “Nhai kĩ no lâu”. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
III. Ma trận đề thi học kì 1 Sinh 8
Mức độ đánh giá Kiến thức |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
|||||
TNKQ |
Tự luận |
TNKQ |
Tự luận |
TNKQ |
Tự luận |
TNKQ |
Tự luận |
|||
1.Mở đầu – Khái quát về cơ thể người. |
trình bày được khái niệm phản xạ và biết lấy ví dụ |
Vận dụng được kiến thức vào việc phòng tránh bệnh lệch xương, ảnh hưởng đến sức khỏe |
||||||||
Câu Điểm Tỉ lệ % |
C9 1,5 15% |
C11 1 10% |
2 2,5 25% |
|||||||
2. Vận động |
Biết được cấu tạo và chức năng của các loại xương |
Vận dụng được các kĩ năng sơ cấp cứu người gãy xương |
||||||||
Câu Điểm Tỉ lệ % |
C1,2 1 10% |
C12 1 10% |
3 2 20% |
|||||||
3. Tuần hoàn |
Biết được chức năng quan trọng của hồng cầu máu trong cơ thể con người |
|||||||||
Câu Điểm Tỉ lệ % |
C3 0,5 5% |
1 0,5 5% |
||||||||
4. Hô hấp |
Biết được chức năng chính của phổi, xác định được hoạt động của các cơ quan khác, khi phổi thực hiện trao đổi khí |
Hiểu được trình tự trao đôi các khí ở tế bào |
||||||||
Câu Điểm Tỉ lệ % |
C7,8 1 10% |
C5 0,5 5% |
3 1,5 15% |
|||||||
5.Tiêu hóa |
Nêu được cấu tạo của ruột non, kể tên được một số bệnh tiêu hóa và cách phòng bệnh |
|||||||||
Câu Điểm Tỉ lệ % |
C10 2,5 25% |
1 2,5 25% |
||||||||
6.Trao đổi chất và năng lượng |
Phân biệt được sự giống nhau giữa sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào, giải thích được hiện tượng phản ứng khi “nổ da gà” ở người |
|||||||||
Câu Điểm Tỉ lệ % |
C4,6 1 10% |
2 1 10% |
||||||||
TỔNG Câu Điểm Tỉ lệ % |
6 4 40% |
2 3 30% |
3 2 20% |
1 1 10% |
12 10 100% |
IV. Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 8 môn Sinh
I. Trắc nghiệm: (4 điểm).
-Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các xương sau đây xương dài là:
A. Xương sống.
B. Xương vai.
C. Xương đòn.
D. Xương sọ.
Câu 2: Sụn đầu xương có chức năng gì ?
A.Giúp xương to về bề ngang.
B. Tạo các ô trống chứa tuỷ đỏ.
C. Phân tán lực tác động.
D. Giảm ma sát trong khớp xương.
Câu 3: Hồng cầu có chức năng gì?
A.Vận chuyển nước và muối khoáng.
B. Vận chuyển khí CO2 và O2..
C. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
D. Vận chuyển khí và chất khoáng.
Câu 4: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào giống nhau ở điểm nào?
A.Đều lấy oxi thải ra cacbonic và các sản phẩm phân hủy khác.
B. Đều lấy vào oxy và các chất cần thiết, đều thải ra cacbonic và các sản phẩm phân hủy khác.
C. Đều lấy vào oxy và thải ra cacbonic các sản phẩm phân hủy khác.
D.Đều lấy vào oxy và các chất cần thiết thải ra các sản phẩm phân hủy khác..
Câu 5: Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra như thế nào?
A. Oxy vào tế bào và Cacbonic ở tế bào vào máu.
B. Oxi và cacbonic từ tế bào vào máu.
C.Khí ôxi và cacbônic từ máu vào tế bào.
D.Cacbonic vào tế bào và oxy máu vào tế bào.
Câu 6: “Nổi da gà” là hiện tượng:
A.Tăng thoát nhiệt
B.Tăng sinh nhiệt.
C.Giảm thoát nhiệt.
D.Giảm sinh nhiệt
Câu 7: Khi hít vào các xương sườn nâng lên thể tích lồng ngực sẽ như thế nào?
A. Lồng ngực được nâng lên.
B.Lồng ngực được hạ xuống.
C. Lồng ngực hẹp lại.
D. Lồng ngực không thay đổi.
Câu 8: Phổi có chức năng như thế nào?
A. Làm ẩm không khí và dẫn khí.
B. Làm ấm không khí và dẫn khí.
C. Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
D. Trao đổi và điều hòa không khí.
Tự luận: (6 điểm ).
Câu 9:(1,5 điểm) Phản xạ là gì ? Cho ví dụ về phản xạ ?
Câu 10: (2,5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp chức năng hấp thụ. Kể một số
bệnh về đường tiêu hóa thường gặp và cách phòng tránh.
Câu 11: (1 điểm) Các em thường có thói quen thuận bên nào nên khi vác, xách vật nặng ta cũng thường dùng tay, vai thuận nhiều hơn. Điều này có nên không? Tại sao?
Câu 12: (1 điểm) Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện sơ cứu như thế nào ?
Đáp án đề thi Sinh lớp 8 học kì 1
I.Trắc nhiệm : ( 4 điểm)
– Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
D |
B |
B |
A |
C |
A |
C |
II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
9 (1,5 điểm) |
Phản xạ là Phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường trong hoặc mội trường ngoài thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ. VD : Cho ví dụ đúng |
1 0,5 |
10 (2,5 điểm) |
*Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: + Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp + Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. + Mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc + Ruột non rất dài, tổng diện tích bề mặt hấp thụ 400 – 500 mét vuông . * Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp: – Viêm loét dạ dày, Viêm loét tá tràng ,viêm ruột thừa… * Cách phòng tránh: – Ăn đủ chất, ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, ăn uống hợp vệ sinh, sau khi ăn, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí… |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 0,75 |
11 (1 điểm) |
Điều này không nên. Vì các em đang ở lứa tuổi học sinh, bộ xương đang phát triển, khi vác nặng ta phải phối hợp cho đều hai bên để bộ xương phát triển cân đối, tránh bị lệch xương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. |
0,25 0,75 |
12 (1 điểm) |
– Khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần sơ cứu. + Không được nắn bóp bừa bãi . + Đặt nạn nhân nằm yên . + Dùng gạc hay khăn sạch lau nhẹ vết thương. + Tiến hành sơ cứu băng bó và đưa đến cơ sở y tế gân nhất . |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 – 2023 Ôn tập cuối kì 1 lớp 8 môn Sinh của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.