Đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2022 – 2023 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, luyện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tự luận thật nhuần nhuyễn, để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi học kì 1 sắp tới.
Với Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4, thầy cô cũng dễ dàng giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 1 năm 2022 – 2023:
Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 năm 2022 – 2023
Câu 1. Để có sức khoẻ tốt, chúng ta cần:
A. Ăn nhiều loại thức ăn có chất béo.
B. Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm.
C. Ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin, chất khoáng và chất xơ.
D. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
Câu 2. Nối thông tin cột A và thông tin cột B cho thích hợp:
A |
Thiếu chất đạm |
Thiếu vitamin A |
Thiếu i-ốt |
Thiếu vitamin D |
B |
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà |
Bị còi xương |
Bị suy dinh dưỡng |
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ. |
Câu 3. Hãy gạch chéo tên thức ăn xếp sai trong các nhóm sau:
A. Thức ăn chứa nhiều chất bột đường: khoai tây, lạc, ngô, gạo, sắn
B. Thức ăn chứa nhiều chất đạm: cá, gà, vịt, mía, thịt bò
C. Thức ăn chứa nhiều chất béo: mỡ lợn, dầu ăn, vừng, cam
D. Thức ăn chứa nhiều chất vitamin: cà rốt, gấc, khoai sọ, chanh
E. Thức ăn chứa nhiều chất xơ: rau cải, rau cần, cua, sắn dây
Câu 4. Viết chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
a) Những thức ăn có nhiều vi ta min, chất khoáng chỉ có nguồn gốc động vật
b) Những thức ăn có nhiều chất xơ có nguồn gốc động vật.
c) Nhóm thức ăn có nhiều chất bột đường như sắn, khoai lang cũng có nhiều chất xơ.
d) Vi ta min giúp cơ thể tăng cân
e) Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng cần thiết cho hoạt động tiêu hóa.
f) Một số chất khoáng như sắt, can xi, … tham gia vào việc xây dựng cơ thể.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm?
A. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
B. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A, D, E, K.
C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
D. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men để thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống.
Câu 6. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
A. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
B. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lý.
C. Ăn thật nhiều thịt cá.
Câu 7. Những bệnh nào sau đây lây qua đường tiêu hóa?
A. Béo phì
B. Tiêu chảy
C. Suy dinh dưỡng
D. Tả
E. Lị
Câu 8. Bệnh bướu cổ do:
A. Thừa i-ốt |
B. Thiếu i-ốt
C. Cả hai nguyên nhân A và B.
D. Không do nguyên nhân nào trong hai nguyên nhân A và B.
Câu 9. Khi sử dụng nước uống cần chú ý:
A. Đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
B. Uống ngay nước mưa hoặc nước máy vì nước đó là nước sạch.
C. Đun sôi nước đã lọc vì lọc chỉ loại bỏ được một số chất không tan trong nước.
Câu 10. Hãy tìm 3 loại bệnh dịch có thể phát triển và lan truyền do nguồn nước bị ô nhiễm.
A. Dịch tả
B. Béo phì
C. Cảm lạnh
D. Đau mắt hột
E. Viêm gan
Câu 11. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp
A
Hiện tượng/ ứng dụng
Làm máng, rãnh nước |
Túi đựng nước thường được làm bằng nhựa, ni-lông |
Giấy thấm |
Nước bị đổ, chảy lênh láng ra sàn nhà |
B
Tính chất của nước
Làm máng, rãnh nước |
Túi đựng nước thường được làm bằng nhựa, ni-lông |
Giấy thấm |
Nước bị đổ, chảy lênh láng ra sàn nhà |
Câu 12. Khi làm máng, rãnh nước, ta phải vận dụng tính chất nào của nước ?
A. Nước không có hình dạng nhất định.
B. Nước có thể thấm qua một số vật.
C. Nước chảy từ cao xuống thấp.
D. Nước có thể hòa tan một số chất.
Câu 13. Viết chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
a) Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật.
b) Nước có thể thay thế được các thức ăn khác của động vật.
c) Nhờ có nước mà cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và thải ra ngoài những chất thừa, chất độc hại.
d) Nước chỉ cần cho những động vật và thực vật sống ở dưới nước.
Câu 14. Hãy điền các từ ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây vào chỗ trống trong các câu dưới đây cho phù hợp :
Nước ở sông, suối, hồ, biển thường xuyên …………………………….…. vào không khí.
……………………………. bay lên cao, gặp lạnh ……………………….. thành những hạt nước rất nhỏ. Nhiều hạt nước nhỏ hợp lại với nhau tạo nên ………………………. Các ………………………… có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 15. Tại sao năng lượng mặt trời lại cần thiết cho vòng tuần hoàn của nước ?
A. Làm cho nước chảy từ cao xuống thấp.
B. Làm cho nước bay hơi vào không khí.
C. Làm cho nước đóng băng.
D. Làm cho nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
…….
Ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 phần Tự luận
Câu 1. Con người cần gì để sống?
Trả lời: Con người cần: không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống.
Câu 2. Trao đổi chất là gì? Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật?
Trả lời: Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.
Vai trò của sự trao đổi chất: con người, động vật và thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được
Câu 3. Những cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người?
Trả lời: Những cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người là: cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn và bài tiết.
Câu 4. Nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó?
Trả lời: Những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy khí ô -xi thải ra khí các- bô –níc.
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hóa thực hiện, lấy nước và các thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể, thải ra chất cặn bã.
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện. Cơ quan bài tiết nước tiểu( thải ra nước tiểu). Lớp da bao bọc cơ thể ( thải ra mồ hôi).
Câu 5. Có mấy cách phân loại thức ăn? Hãy nêu các cách đó?
Trả lời: Có 2 cách phân loại thức ăn
+ Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn có nguồn gốc từ động vật hay thức ăn có nguồn gốc từ thực vật.
+ Phân loại theo lượng chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó.
Câu 6. Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành mấy nhóm, kể tên các nhóm đó?
Trả lời : Thức ăn được phân theo lượng chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm đó là:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi- ta-min và chất khoáng.
Câu 7. Nêu vai trò chất bột đường.
Trả lời: Vai trò của chất bột đường là cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
Câu 8. Nêu vai trò chất đạm.
Trả lời :Vai trò của chất đạm là chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể:Tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy họa trong hoạt động sống của con người.
Câu 9. Nêu vai trò chất béo.
Trả lời: Vai trò chất béo là chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min: A,D,E,K.
Câu 10. Nêu vai trò chất xơ
Trả lời: Vai trò chất xơ là chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Câu 11. Vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
Trả lời: Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
Thay đổi món đê tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Câu 12. Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Trả lời: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật vì đạm động vật nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
Câu 13. Vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật với chất béo có nguồn gốc thực vật?
Trả lời: Cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật với chất béo có nguồn gốc thực vật để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể
Câu 14. Tại sao nên sử dụng muối có bổ sung i-ốt?
Trả lời: Nên sử dụng muối có bổ sung i -ốt là vì cơ thể chỉ cần một lượng i-ốt nhỏ. Nếu thiếu i -ốt cơ thể sẽ kém phát triển cả về thể lực và trí tuệ.
Câu 15. Tại sao không nên ăn mặn?
Trả lời : Không nên ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao.
Câu 16. Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
Trả lời: Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng.
Câu 17. Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Trả lời: Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:
– Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ
– Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn
– Thức ăn được nấu chín. Nấu xong nên ăn ngay.
– Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Câu 18. Nêu các cách bảo quản thức ăn:
Trả lời : Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu như : làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,…
Câu 19. Kể các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: thiếu chất đạm, thiếu vi-ta-min A, thiếu i- ốt, thiếu vi-ta-min D
Trả lời: Thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng; thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém , có thể dẫn đến mù lòa; thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ; thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương;…
Câu 20. Nguyên nhân gây bệnh béo phì ?Tác hại của bện béo phì? Cách phòng bệnh béo phì ?..
Trả lời :
– Nguyên nhân gây bệnh béo phì là ăn quá nhiều, hoạt động qua ít nên mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều gây ra béo phì.
– Tác hại của bệnh béo phì là người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường huyết áp cao.
– Cách phòng bệnh béo phì là ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 21. Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá? Nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hoá? Cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Trả lời :
+ Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá là: tiêu chảy, tả, lị,…
+ Nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hoá là do: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn…
+ Cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá: giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.
Câu 22. Nêu cảm giác của bạn khi khoẻ? khi bị bệnh? khi bị bệnh cần phải làm gì?
Trả lời: Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh, cơ thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,…Khi bị bệnh ta phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Câu 23. Khi bị tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
Trả lời: Khi bị bệnh tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
Câu 24. Để phòng tránh bị đuối nước cần chú ý điều gì?
Trả lời: Để phòng tránh bị đuối nước cần chú ý: không chơi đùa gần ao hồ, sông , , suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
– Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
– Chỉ tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Câu 25. Nước có những tính chất gì?
Trả lời: Nước có những tính chất là nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
Câu 26. Nước tồn tại ở mấy thể? Kể tên các thể đó.
Trả lời: Nước tồn tại ở 3 thể: thể lỏng, thể khí (hơi), thể rắn
Câu 27. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Trả lời: Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
Câu 28. Thế nào là nước bị ô nhiễm?
Trả lời: Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
Câu 29. Thế nào là nước sạch?
Trả lời: Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người
Câu 30. Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
Trả lời: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm là:
– Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,…
– Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu; nước thải của các nhà máy không qua xử lí, xả thẳng vào sông, hồ,…
– Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,… làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa.
– Vỡ đường ống dẫn dầu, trà dầu,… làm ô nhiễm nước biển.
Ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 phần Trắc nghiệm
Câu 1. Như mọi sinh vật khác, con người cần gì đê duy trì sự sống của mình.
a. không khí
b. Thức ăn
c. Nước uống
d. Ánh sáng
g. Nhiệt độ thích hợp
e.Tất cả những yếu tố trên.
Câu 2. Điền các từ: môi trường, thức ăn, nước, thừa, cặn bã, trao đổi chất, không khí vào những chỗ trống cho thích hợp.
Trong quá trình sống con người lấy ………….,………….,…………….từ………….
Và thải ra môi tường những chất……….,………….Quá trình đó gọi là quá trình……………………
Câu 3. Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ
a. Động vật
b. Thực vật
c. Động vật và thực vật
Câu 4. Vai trò của chất bột đường:
a. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
b. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
c. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống.
d. Giúp cơ thể phòng chống bệnh.
Câu 5. Vai trò của chất đạm
a. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
b. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
c. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống.
d. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min (A,D,E,K)
Câu 6. Vai trò của chất béo.
a. Giúp cơ thể phòng chống bệnh.
b. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
c. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống.
d. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ một số vi-ta-min ( A,D,E,K)
Câu 7. Để cơ thể khỏe mạnh bạn cần ăn:
a. Thức ăn có chứa nhiều chất bột
b. Thức ăn có chứa nhiều chất béo
c. Thức ăn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất
d. Thức ăn có chứa nhiều chất đạm
e.Tất cả các ý trên
Câu 8. Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày bạn nên sử dụng:
a. Muối tinh
b. Bột ngọt
c. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt
Câu 9. Nguyên nhân nào gây ra bệnh béo phì?
a. Ăn quá nhiều
b. Hoạt động quá ít.
c. Mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 10. Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần:
a. Giữ vệ sinh ăn uống
b. Giữ vệ sinh cá nhân
c. Giữ vệ sinh môi trường
d. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 11. Người bị tiêu chảy cần ăn như thế nào?
a. Ăn đủ chất để phòng suy dinh dưỡng
b. Uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối để đề phòng mất nước
c. Thực hiện cả hai việc trên.
Câu 12. Cần phải làm gì để đề phòng đuối nước?
a. Không chơi đùa gần hồ,ao, sông, suối.
b. Giếng nước cần phải xây thành cao có nắp đậy.
c. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
d. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao trông đường thủy.
g. Không lội qua suối khi trời mưa, lũ, dông, bão.
e. Thực hiện tất cả những việc trên.
Câu 13. Nước trong tự nhiên tồn tại ở những thể nào?
a. Lỏng
b. Khí
c. Rắn
d. Cả 3 thể trên
Câu 14.Nước bay hơi nhanh trong điều kiện nào?
a. Nhiệt độ cao
b. Không khí khô
c. Thoáng gió
d. Cả 3 điều kiện trên
Câu 15. Mây được hình thành từ cái gì?
a. Không khí
b. Bụi và khói
c. Nhiều hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau ở trên cao.
Câu 16. Mưa từ đâu ra?
a.Từ những luồng không khí lạnh.
b. Bụi và khói.
c. Từ những đám mây chứa nhiều hạt nước nhỏ đọng lại thành các giọt nước lớn hơn, rơi xuống.
Câu 17. Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là.
a. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước
b. Từ hơi nước ngưng tụ thành nước
c. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra và lặp đi lặp lại
Câu 18. Các bệnh liên quan đến nước là:
a. Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,…
b. Viêm phổi, lao, cúm.
c. Các bệnh về tim, mạch, huyết áp cao.
Câu 19. Nước do nhà máy sản xuất cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
a. Khử sắt
b. Loại bỏ các chất không tan trong nước
c. Khử trùng
d. Cả 3 tiêu chuẩn trên.
Câu 20. Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
a. Thạch quyển
b. Khí quyển
c. Thủy quyển
d. Sinh quyển
Câu 21. Không khí có những tính chất gì?
a. Không màu, không mùi, không vị.
b. Không có hình dạng nhất định.
c. Có thể bị nén lại và có thể giãn ra.
d. Tất cả các tính chất trên.
Câu 22. Không khí bao gồm những thành phần nào?
a. Khí ni-tơ
b. Hơi nước
c. Khí khác như khí các- bô- níc
e. Khí ô-xi
g. Bụi, nhiều loại vi khuẩn,…
e.Tất cả những thành phần trên
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2022 – 2023 Ôn tập học kì 1 lớp 4 môn Khoa học của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.