Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm trong chương trình Địa 10 kì 1. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi học kì 1 sắp tới.
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Địa lý cũng là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô hướng dẫn ôn tập cuối học kì 1 cho các em học sinh. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD 10, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề cương, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Địa lí
BÀI 5: VŨ TRỤ – HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
I. Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ
Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.
2. Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ)
Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:
– Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
– Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ, Thiên, Hải)
– Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí…
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
– Vị trí:
+ Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
+ Khoảng cách trung bình từ Trái đất đến mặt trời là:149.6 tr km.
+ Với khoảng cách trên và sự tự quay làm cho trái đất nhận được của mặt trời một lượng bức xạ phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).
– Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
– Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT
+ Chia bề mặt trái đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
+ Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.
+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
– Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:
+ Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
+ Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit.
– Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
– Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
– Lực Côriôlit khối khí, dòng biển, đường đạn.
BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
– Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
– Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
– Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
– Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
II. Các mùa trong năm
Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
– Mỗi năm có 4 mùa:
+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
– Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.
III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
– Theo mùa:
* Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ:
+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông:
+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất. * Ở Nam bán cầu thì ngược lại:
– Theo vĩ độ:
+ Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
+ Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Khí quyển
– Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.
– Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.
1. Cấu trúc của khí quyển
2. Các khối khí
Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):
+ Khối khí cực (rất lạnh): A
+ Khối khí ôn đới (lạnh): P
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
– Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu HD (ẩm): m; kiểu LĐ (khô): c (riêng không khí xích đạo chỉ có Em)
– Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
Bản chất gió mùa đông bắc ở nước ta là khối không khí cực lục địa (Pc), xuất phát từ cao áp Xi bia thổi về
3. Frông (F) (diện khí)
– Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
– Trên mỗi bán cầu có hai frông: FA và FP:
+ Frông địa cực (FA)
+ Frông ôn đới (FP)
– Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT).
* Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí
– Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới trái đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).
– Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt trái đất được mặt trời đốt nóng.
– Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất
a. Phân bố theo vĩ độ địa lí:
– Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.
– Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).
b. Phân bố theo lục địa, đại dương:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:
+ Cao nhất 300C (hoang mạc Sahara).
+ Thấp nhất -30,20C (đảo Grơnlen).
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ nhiệt của đất, nước khác nhau.
+ Càng xa đại dương, biên độ nhiệt năm càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.
c. Phân bố theo địa hình:
– Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu.
– Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:
+Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.
+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn
+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
* Ngoài ra do tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.
……………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết đề cương
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2021 – 2022 Ôn tập học kì 1 lớp 10 môn Địa lí của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.