Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 Ngữ văn lớp 7 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập và đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 7 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều
Phần 1: Đọc hiểu văn bản
– Ôn tập lại kiến thức về truyện ngụ trong đề cương ôn tập giữa kì II.
A. Đọc hiểu thơ tự do:
- Ngữ liệu:
- Văn bản thơ (tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK – chủ đề về tình phụ tử, tình mẫu tử).
2. Yêu cầu đọc hiểu thơ bốn chữ, năm chữ
a. Mức độ nhận biết:
– Nhận diện được thể thơ.
– Chỉ ra được vần của bài thơ/khổ thơ.
– Chỉ ra được nhịp của bài thơ/khổ thơ.
– Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ… trong khổ thơ, bài thơ.
b. Mức độ thông hiểu:
– Nội dung: Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
– Nghệ thuật: Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
c. Mức độ vận dụng:
– Liên hệ với một tình huống liên quan đến chủ đề bài thơ trong đời sống và viết đoạn văn.
B. Đọc hiểu văn bản Nghị luận:
- Ngữ liệu:
- Văn bản nghị luận (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).
2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Nghị luận:
a. Mức độ nhận biết:
– Nhận diện được kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.
– Nêu được nội dung nghị luận của văn bản.
b. Mức độ thông hiểu:
– Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ… mà tác giả đưa ra
c. Mức độ vận dụng:
– Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết bài văn hoặc đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.
C. Đọc hiểu văn bản Kí:
- Ngữ liệu:
- Văn bản tùy bút hoặc tản văn (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).
2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Kí:
a. Mức độ nhận biết:
– Nhận diện được văn bản đó là tùy bút hay tản văn.
– Nêu được nội dung văn bản đó viết về vấn đề gì.
b. Mức độ thông hiểu:
– Hiểu được lời nhắn gửi của tác giả qua văn bản đó.
c. Mức độ vận dụng:
– Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.
Phần 2: Thực hành tiếng Việt
Nắm vững kiến thức về tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ thể.
1. Mức độ hiểu
– Tìm tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ
– Nêu được tác dụng của thể tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt.
2. Mức độ vận dụng
– Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt để viết đoạn văn
Phần 3: Thực hành viết
– Viết được bài văn phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.
– Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Phần 4: Đề thi minh họa cuối kì 2 Văn 7
ĐỀ THI MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Môn: Ngữ văn lớp 7
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)
Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A.Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại?
A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.
B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công
Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?
A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.
B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.
C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.
A. Ẩn dụ, so sánh
B. So sánh, liệt kê
C. So sánh, điệp ngữ
D. So sánh, nhân hoá
Câu 5.Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?
A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.
B. Điều mình mong muốn đạt được.
C. Những điều có ích cho cuộc sống.
D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.
Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?
“Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”.
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?
Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai
D. Đánh dấu tên tác phẩm
Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?
A. Đoàn kết là sức mạnh.
B. Thất bại là mẹ thành công.
C. Thất bại là thầy của chúng ta.
D. Đừng sợ thất bại.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?
Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều Ôn tập học kì 2 Văn 7 năm 2022 – 2023 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.