Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm sách Cánh diều và Kết nối tri thức giới hạn kiến thức lý thuyết và một số bài tập trọng tâm.
Đề cương ôn tập Lịch sử Địa lí 8 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8.
Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
ỦY BAN NHÂN DÂN ………….. TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2023-2024 |
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Ở Phi-líp-pin, thắng lợi của cuộc cách mạng năm 1896 – 1898 đã lật đổ sự thống trị của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Tây Ban Nha.
D. thực dân Hà Lan.
Câu 2: Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 – 1937 là
A. khởi nghĩa của Ong Kẹo.
B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 3: Ở Campuchia, trong những năm 1885 – 1895 đã diễn ra cuộc đấu tranh nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
C. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
D. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
Câu 4:Nhận xét nào dưới đây đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XIX?
A. Thắng lợi, lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
B. Diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.
C. Thất bại do không được quần chúng nhân dân ủng hộ.
D. Chỉ diễn ra dưới hình thức duy nhất là đấu tranh ôn hòa.
Câu 5: Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.
B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.
C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.
D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.
Câu 6: Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.
Câu 7: Tháng 9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng.
B. Gia Định.
C. Hà Nội.
D. Thuận An.
Câu 8: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 – tháng 2/1859) đã
A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.
B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.
C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 9: Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào
A. Gia Định.
B. Vĩnh Long.
C. Hà Tiên.
D. An Giang.
Câu 10: Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?
A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.
B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
D. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
Câu 11: Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là
A. Luật Gia Long.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hình thư.
D. Luật Hồng Đức.
Câu 12: Quân đội nhà Nguyễn được chia thành mấy bộ phận?
A. 2 bộ phận.
B. 3 bộ phận.
C. 4 bộ phận.
D. 5 bộ phận.
Câu 13: Nhà Nguyễn thực thi “bang giao triều cống” đối với quốc gia nào?
A. Mãn Thanh.
B. Xiêm.
C. Chân Lạp.
D. Lào.
Câu 14: Dưới thời vua Minh Mệnh, nhà Nguyễn đã khước từ tất cả yêu cầu bang giao của
A. các nước Xiêm và Chân Lạp.
B. các nước Lào, Chân Lạp.
C. chính quyền Mãn Thanh.
D. các nước phương Tây.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách, biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Nguyễn?
A. Khuyến khích nhân dân khẩn hoang.
B. Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.
C. Thực hiện chính sách doanh điền.
D. Đào nhiều sông ngòi, kênh rạch.
Câu 16: Nội dung nào sau không phản ánh đúng mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 – 1914)?
A. Bù đắp thiệt hại cho cuộc chiến tranh xâm lược và bình định.
B. Bóc lột nhân dân thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.
C. Khuếch trương công lao “khai hóa văn minh” của Pháp.
D. Bù đắp thiệt hại của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 17: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1858 – 1884.
B. 1885 – 1896.
C. 1897 – 1914.
D. 1919 – 1929.
Câu 18: Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
C. Tập trung khai thác than và kim loại.
D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.
Câu 19: Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?
A. Nông nghiệp có bước phát triển mạnh, công thương nghiệp trì trệ.
B. Kinh tế chuyển biến cục bộ, cơ bản vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.
C. Kinh tế tư bản phát triển nhanh; hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
D. Nền công – thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, nông nghiệp trì trệ.
Câu 20: Trong những năm 1905 – 1908, Hội Duy Tân tổ chức
A. phong trào Đông Du.
B. phong trào Duy Tân.
C. ám sát các tên Việt gian.
D. vụ Hà thành đầu độc
ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG PHÂN MÔN LỊCH SỬ
1 C |
2 A |
3 D |
4 B |
5 C |
6 A |
7 A |
8 C |
9 A |
10 C |
11 A |
12 B |
13 A |
14 D |
15 B |
16 D |
17 C |
18 A |
19 B |
20 A |
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1: Công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội của nước ta bắt đầu từ năm nào?
A. 1987
B. 1988
C. 1985
D. 1986
Câu 2: Vùng đất của nước ta là vùng:
A. phần được giới hạn bởi đường biên giới.
B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
D. phần đất liền giáp biển.
Câu 3: Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là:
A. Tây Nam và Đông Bắc
B. Nam và Tây Nam
C. Tây Bắc và Đông Nam
D. Bắc và Đông Bắc
Câu 4: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng địa hình nào của nước ta?
A. Vùng Đông Bắc
B. Vùng Tây Nam
C. Vùng Trường Sơn Bắc.
D. Vùng Tây Bắc.
Câu 5: Khí hậu nước ta chia thành:
A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.
B. Ba mùa rõ rệt trong năm.
C. Hai mùa rõ rệt trong năm.
D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.
Câu 6: Đặc điểm không đúng với gió mùa Tây Nam khi thổi vào nước ta?
A. Thổi vào đồng bằng Bắc Bộ theo hướng đông nam.
B. Gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam nước ta.
C. Xuất phát từ cao áp chí tuyến bán cầu Bắc.
D. Thổi vào nước ta theo hướng tây nam.
Câu 7: Phần lớn sông ngòi Đông Bắc nước ta chảy theo hướng:
A. Đông Nam – Tây Bắc.
B. Vòng cung.
C. Hướng Tây – Đông.
D. Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 8: Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng mấy cửa?
A. 9 cửa
B. 8 cửa
C. 6 cửa
D. 7 cửa
Câu 9: Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái:
A. rừng thưa rụng lá
B. rừng tre nứa
C. rừng ngập mặn
D. rừng ôn đới.
Câu 10: Cảnh quan vùng núi ở nước ta thay đổi nhanh chóng theo:
A. mùa
B. qui luật đai cao
C. vùng, miền
D. vĩ độ.
Câu 11Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông ở khu vực Đông Nam Á và giải thích vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?
Câu 12 So sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long?
ĐÁP ÁN PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1. Công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội của nước ta được triển khai từ năm 1986.
Chọn: D.
Câu 2. Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
Chọn: B.
Câu 3. Trên biển Đông có 2 hướng gió thổi chính là hướng Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 9) và hướng Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau).
Chọn: A.
Câu 4. Dãy Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương và là dãy núi cao nhất nước ta nằm ở vùng Tây Bắc.
Chọn: D.
Câu 5. Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió. Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
Chọn: C.
Câu 6. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh bengan thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam. Nửa đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giữa và cuối mùa hạ gây mưa lớn cho Toàn Quốc. Cuối mùa hạ gió mùa Tây Nam thổi vào vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng Đông Nam.
Chọn: C.
Câu 7. Địa hình vùng Đông Bắc nước ta chạy theo hướng vòng cung nên sông ngòi ở Đông Bắc nước ta cùng có hướng chạy là hướng vòng cung. Một số con sông điển hình như sông Thái Bình, sông Kì Cùng,…
Chọn: B.
Câu 8. Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng 9 cửa sông, đó là cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và cửa Bát Xắc.
Chọn: A.
Câu 9. Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, rộng hơn 3 trăm nghìn hecta, chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các hải đảo.
Chọn: C.
Câu 10. Cảnh quan vùng núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao. Nhờ đó ở các vùng núi cao có thể phát triển các cây trồng cận nhiệt đới hoặc nghỉ mát, du lịch.
Chọn: B.
Câu 11.
* Đặc điểm gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông:
– Đặc điểm của gió mùa mùa hạ của khu vực Đông Nam Á xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. (0,75 điểm)
– Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xiabia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. (0,75 điểm)
– Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của. (0,5 điểm)
* Giải thích sự khác nhau: Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo. (1 điểm)
Câu 12.
Khác nhau (1,5 điểm) | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
– Diện tích 40.000 km2 | – Diện tích 15.000 km2 | |
– Có hệ thống đê điều, còn nhiều ô trũng | – Không có đê, có nhiều vùng trũng ngập úng sâu và khó thoát nước | |
– Những vùng trong đê không được bồi đắp hằng năm | – Hằng năm vẫn được bồi đắp | |
Giống nhau (0,5 điểm) | – Đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp | |
– Chịu sự can thiệp của con người |
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức
ỦY BAN NHÂN DÂN ………….. TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2023-2024 |
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?
A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60
của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX
Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh
Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Vua Quang Trung
B. Vua Gia Long
C. Vua Minh Mạng
D. Vu Nguyễn Ánh
Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?
A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng
Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.
Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…
A. bảo vệ cuộc sống tự do.
B. giữ đất, giữ làng.
C. bảo vệ độc lập dân tộc.
D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 7: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?
A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.
B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.
C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.
D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam xuất hiện những lực lượng mới nào?
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Công nhân.
D. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
Câu 9 Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?
A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX
Câu 10: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh
Câu 11: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?
A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.
C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ.
D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
Câu 12 Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?
A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng
Câu 13: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.
Câu 14: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…
A. bảo vệ cuộc sống tự do.
B. giữ đất, giữ làng.
C. bảo vệ độc lập dân tộc.
D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 15 Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?
A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.
B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.
C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.
D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.
Câu 16. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 – 1918
B. 1896 – 1914
C. 1897 – 1914
D. 1898 – 1918
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
B |
C |
D |
B |
D |
A |
C |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
B |
A |
D |
B |
D |
A |
C |
Câu 17
Vì sao Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam ?
Trả lời
* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì :
+ Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
Câu 18
Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:
a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Trả lời
* Giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn. * Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế
|
||||||||||||||
Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay: – Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc… – Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân, cọi trọng yếu tố sức dân, phát huy nội lực dân tộc… |
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với môi trường nước biển?
A. Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt.
B. Vùng ven biển nước ta nhiều dạng địa hình.
C. Các hệ sinh thái ở bờ biển rất phong phú.
D. Nhìn chung các đảo chưa bị tác động nhiều.
Câu 2:Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên
A. thềm lục địa với độ sâu không lớn.
B. vùng biển đảo với sâu và xa với bờ.
C. các quần đảo lớn và vùng nội thủy.
D. vùng núi sâu nhưng khá gần với bờ.
Câu 3: Các cánh đồng muối lớn ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Bắc Bộ.
Câu 4: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây?
A. Xin-ga-po.
B. Phi-lip-pin.
C. Đông Ti-mo.
D. Ma-lai-xi-a.
Câu 5: Biển Đông có diện tích khoảng
A. 3,24 triệu km2.
B. 3,43 triệu km2.
C. 3,34 triệu km2.
D. 3,44 triệu km2.
Câu 6: Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?
A. Lãnh hải.
B. Tiếp giáp lãnh hải.
C. Nội thủy.
D. Thềm lục địa.
Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nằm ở
A. ranh giới ngoài của nội thủy.
B. ranh giới của thềm lục địa.
C. ranh giới ngoài của lãnh hải.
D. ranh giới đặc quyền kinh tế.
…………..
ĐÁP ÁN
1 A |
2 A |
3 C |
4 C |
5 D |
6 C |
7 C |
8 A |
9 A |
10 A |
11 C |
12 A |
13 C |
14 A |
15 A |
16 C |
17 C |
18 A |
19 C |
20 A |
……….
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều
ỦY BAN NHÂN DÂN ………….. TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2023-2024 |
I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.
B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.
C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
Câu 2: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất.
B. Kí Hiệp ước Hác-măng.
C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
D. Kí Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 3: Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại?
A. Hà Nội.
B. Đà Nẵng.
C. Gia Định.
D. Huế.
Câu 4: Sĩ phu phong kiến tiêu biểu của triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội là
A. Phan Đình Phùng.
B. Trương Định.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Hoàng Diệu.
Câu 5: Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây?
A. Sơn Tây.
B. Cầu Giấy.
C. Bãi Sậy.
D. Hố Chuối.
Câu 6: Tháng 4-1882, lịch sử Việt Nam ghi nhận sự kiện nào sau đây?
A. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Trương Định phát động nhân dân Nam Kì đánh Pháp.
C. Nguyễn Trung Trực dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.
D. Nguyễn Tri Phương đánh tan quân Pháp xâm lược.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?
A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.
B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào Cần vương (1885 – 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)?
A. Thực dân Pháp đã hoàn thành bình định trên cả nước Việt Nam.
B. Thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự.
C. Phái chủ chiến trong triều đình Huế phản công quân Pháp thất bại.
D. Triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp.
Câu 9: Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích. . . Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?
A. Yên Thế.
B. Ba Đình.
C. Bãi Sậy.
D. Hương Khê.
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Bãi Sậy.
B. Hùng Lĩnh.
C. Ba Đình.
D. Hương Khê.
Câu 11: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?
A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.
D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
Câu 12: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tác động đến những lĩnh vực nào sau đây?
A. Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chỉ tác động đến kinh tế và xã hội.
C. Làm xuất hiện giai cấp tư sản.
D. Dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đối với Việt Nam?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập, bước đầu phát triển.
B. Biển Việt Nam thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của nước Pháp
C. Phương thức sản xuất phong kiến được du nhập, bước đầu phát triển mạnh.
D. Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Câu 14: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước
A. phong kiến nửa thuộc địa.
B. tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.
C. phong kiến có tính chất dân chủ.
D. thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 15:Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa
A. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.
B. nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.
C. công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.
D. các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.
Câu 16: Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là
A. Hoàng Hoa Thám.
B. Tôn Thất Thuyết.
C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Bội Châu.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không đúng là hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX?
A. Đề nghị thực dân Pháp cải cách để xoá bỏ chế độ phong kiến.
B. Thành lập Hội Duy tân (1904), phát động phong trào Đông du.
C. Sang Trung Quốc và thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).
D. Hoạt động ở nhiều nơi, ủng hộ việc dùng bạo lực đánh đuổi Pháp.
Câu 18: Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Phan Đình Phùng.
D. Tôn Thất Thuyết
Câu 19: Năm 1906, Phan Châu Trinh có hoạt động yêu nước nào sau đây?
A. Thành lập Hội Duy tân, sau đó đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập.
B. Trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phong trào chống thuế ở Trung Kì.
C. Gửi thư cho chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát.
D. Yêu cầu Pháp xoá bỏ chính sách cai trị, trả lại nên độc lập cho Việt Nam.
Câu 20: Năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam trong bối cảnh nào sau đây?
A. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vừa bùng nổ.
B. Các con đường cứu nước của các bậc tiền bối đều không thành công.
C. Trung Kỳ đang diễn ra phong trào chống thuế, do Phan Chu Trinh lãnh đạo.
D. Các cuộc cách mạng tư sản do các bậc tiền bối lãnh đạo đều bị thất bại.
II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1: Vùng biển của Việt Nam là một phần của
A. Biển Xu-Lu.
B. Biển Gia-va.
C. Biển Hoa Đông.
D. Biển Đông.
Câu 2: Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
A. Nội thủy.
B. Thềm lục địa.
C. Lãnh hải.
D. Các đảo.
Câu 3: Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng
A. 21 điểm có toạ độ xác định.
B. 20 điểm có toạ độ xác định.
C. 23 điểm có toạ độ xác định.
D. 22 điểm có toạ độ xác định.
Câu 4: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây?
A. Cận nhiệt gió mùa.
B. Ôn đới gió mùa.
C. Nhiệt đới gió mùa.
D. Xích đạo ẩm.
Câu 5: Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng từ
A. tháng 11 đến tháng 4.
B. tháng 10 đến tháng 4.
C. tháng 4 đến tháng 10.
D. tháng 11 đến tháng 5.
Câu 6: Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển
A. phía tây Đại Tây Dương.
B. phía đông Thái Bình Dương.
C. phía nam Ấn Độ Dương.
D. phía tây Thái Bình Dương.
Câu 7: Dải đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái nào sau đây?
A. Rừng ngập mặn.
B. Rừng thưa rụng lá.
C. Rừng ôn đới.
D. Rừng tre nứa.
Câu 8: Yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên là
A. môi trường sống.
B. khoa học kĩ thuật.
C. đa dạng sinh học.
D. diện tích rừng lớn.
Câu 9: Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?
A. Đồng bằng, đồi núi.
B. Cửa sông, ven biển.
C. Hải đảo, trung du.
D. Cao nguyên, các đảo.
Câu 10: Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?
A. Cây lâu năm.
B. Cây hàng năm.
C. Cây rau đậu.
D. Cây hoa màu.
Câu 11: Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Câu 12: Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở
A. vùng đồi núi.
B. các cao nguyên.
C. vùng núi cao.
D. các đồng bằng
Câu 13: Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit.
B. Đất mặn ven biển.
C. Đất phù sa.
D. Đất mùn núi cao.
Câu 14: Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam?
A. Sông gâm.
B. Hoàng Liên Sơn.
C. Ngân sơn.
D. Đông triều.
Câu 15: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi
A. trung bình.
B. khá cao.
C. cao.
D. thấp.
Câu 16: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng
A. 55% của phần đất liền Việt Nam.
B. 65% của phần đất liền Việt Nam.
C. 75% của phần đất liền Việt Nam.
D. 85% của phần đất liền Việt Nam.
Câu 17: Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa đông đến sớm kết thúc sớm, lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Mùa đông đến muộn kết thúc muộn, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
C. Mùa đông đến muộn kết thúc sớm, ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
D. Mùa đông đến sớm kết thúc muộn, lạnh hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 18: Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm
A. giảm đi sự đa dạng của thế giới sinh vật.
B. tăng thêm các thiên tai thiên nhiên.
C. giảm đi sự tính đa dạng, phức tạp của tự nhiên.
D. tăng thêm tính đa dạng, phức tạp.
Câu 19: Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. khu đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải.
B. thuộc hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
C. thuộc đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
D. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải.
Câu 20: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của
A. biến đổi khí hậu.
B. nước biển dâng.
C. thời tiết cực đoan.
D. thủng tầng ô-dôn
…….
Tải file tài liệu để xem trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử – Địa lý 8 sách KNTT, CTST, CD của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.