Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Cánh diều năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Đề cương ôn thi kì 2 Lịch sử – Địa lý 7 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Cánh diều.
Đề cương học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều năm 2022 – 2023
I. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 2
CHƯƠNG 5 . VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 14:CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939 – 1009)
1/ Những việc làm thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.
2/ Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
3/ Nét chính công cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.
Bài 15:CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ. (1009 – 1225)
4/ Hoàn cảnh thành lập nhà Lý. Lý do nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Đánh giá ý nghĩa sự kiện này.
5/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075-1077): Nét độc đáo, vai trò của Lý Thường Kiệt.
6/ Những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lý.
BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN ( 1226- 1400)
7/ Sự thành lập nhà Trần.
8/ Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa thời Trần.
BÀI 17. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
9/ Em hãy điền các trận đánh tiêu biểu vào các ô trống tương ứng với từng cuộc kháng chiến
Các cuộc kháng chiến |
Các trận đánh tiêu biểu tiêu biểu |
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) |
|
Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285) |
|
Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên(1287-1288) |
10/ Đánh giá vai trò của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chông quân Nguyên.
11/ Trình bày nguyên nhân nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?
BÀI 18: NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH (1400 -1407)
11/ Sự thành lập nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.
BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
12/ Thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo các mốc thời gian sau:
Thời gian |
Sự kiện tiêu biểu |
1416 |
|
Tháng 10/ 1424 |
|
Tháng 11/ 1426 |
|
Tháng 10/ 1427 |
|
Tháng 12/ 1427 |
13/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
14/ Sự thành lập nhà Lê sơ.
14/ Tình hình kinh tế-xã hội , văn hóa giáo dục thời Lê sơ. Nhận xét.
Bài 21:VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI
15/ Những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X-đến đầu thế kỉ XVI
II. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 2
Câu 1/ Từ tháng 10/ 1424 đến tháng 8 / 1425 nghĩa quân Lam sơn đã giải phóng khu vực rộng lớn, đó là
A. từ Nghệ An đến Thuận Hóa.
B . từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.
C. từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân .
D. từ Nghệ An vào đến Tân Bình.
Câu 2/ Điểm giống nhau trong cách đánh của quân ta qua hai trận Tốt Động-Chúc Động và Chi Lăng-Xương Giang là
A. cả hai đều được đánh theo cách tấn công ồ ạt.
B. cả hai đều là trận phục binh, nghĩa quân đã dựa vào địa hình để tổ chức tiêu diệt sinh lực địch.
C. cả hai đều là trận thủy chiến,nghĩa quân tấn công trên đường biển.
D. cả hai đều thực hiện cách đánh du kích.
Câu 3/ Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa lam Sơn là
A . sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
B . bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn trãi.
C . lòng yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ.
D . nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ luật cao và chiến đấu dũng cảm.
Câu 4/ Qua những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ,rút ra được bài học gì cho công cuộc xây dựng đất nước ngày nay ?
A. Nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.
B. Nhà nước xem phát triển văn học là hàng đầu.
C. Nhà nước xem phát triển văn hóa là hàng đầu.
D. Nhà nước xem phát triển khoa học là hàng đầu.
Câu 5/ Thời Lê sơ tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn?
A. Phật giáo
B. Đạo giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Nho giáo.
Câu 6/ Hậu quả lớn nhất của chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn là
A. nhân dân phiêu bạt đói khổ.
B. chia cắt đất nước,tổn hại nhân dân và đất nước.
C. đồng ruộng bỏ hoang,kinh tế chậm phát triển.
D. sản xuất đình đốn.
Câu 7/ Công cuộc đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế do ai thực hiện?
A. Nguyễn Hữu Cảnh
B. Nguyễn Cư Trinh
C. Nguyễn Văn Thoại
D. Nguyễn Văn Thoại và Nguyễn Hữu Cảnh.
Câu 8/ Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi lớn, đó là
A. hạ thành Quy Nhơn.
B. hạ thành Phú Xuân.
C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
D. lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
Câu 9/ Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi lớn, đó là
A. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
B. lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. đánh tan quân xâm lược Xiêm .
D. đánh tan quân xâm lược Thanh.
Câu 10/ Chiến thắng nào đã kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta vào cuối thế ki XVIII?
A. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang.
B. Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động
C. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 11/ Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C. Đó là con sông lớn, đi lại dễ dàng.
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Cánh diều Ôn thi cuối kì 2 môn Lịch sử – Địa lý 7 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.