Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo các dạng bài tập trọng tâm bám sát đề minh họa 2025. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều
TRƯỜNGTHPT…………. BỘ MÔN: LỊCH SỬ |
ĐỀCƯƠNGÔNTẬPHỌCKỲI NĂM HỌC 2024 – 2025 |
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
Bài 1.
– Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.
– Mục tiêu, nguyên tác hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.
– Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống nhân và trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội.
Bài 2.
– Quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
– Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
– Tác động sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta đối với tình hình thế giới
Bài 3
– Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
– Khái niệm đa cực và nêu xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh.
Bài 4.
– Quá trình hình thành và mục đích thành lập ASEAN.
– Quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (từ năm 1967 đến nay)
Bài 5.
– Những nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.
– Nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: Cộng đồng Chính trị – An ninh, Cộng đồng Kinh tế; Cộng đồng Văn hóa – Xã hội.
– Nêu những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN.
B. LUYỆN TẬP
Bài 1.
Câu 1. Khi CTTG thứ hai đang diễn ra, các nước Đồng minh chống phát xít mong muốn
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
B. hợp tác giữa các nước nhằm khắc phục hậu quả sau chiến tranh.
C. thiết lập một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
D. thành lập toà án quốc tế để xét xử tội phạm chiến tranh.
Câu 2. Các quốc gia trên thế giới tổ chức hội nghị thành lập Liên hợp quốc khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa diễn ra.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Câu 3. Năm 1945, Hiến chương Liên Hợp quốc thông qua tại đâu ?
A. Xan phranxixcô (Mĩ ).
B. Luân Đôn (Anh ).
C. Rô-ma (Italia).
D. Pa-ri (Pháp).
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
A. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
B. Liên hợp quốc chính thức được thành lập.
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
Câu 5. Trong số các mục tiêu của Liên hợp quốc, mục tiêu nào được chú trọng và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác?
A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
B. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị các dân tộc.
C. Thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo.
D. Liên hợp quốc đóng vai trò là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực quốctrong quan hệ quốc tế.
C. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Câu 7. Ngày 1- 1- 1942, đại diện 26 nước chống phát xít đã
A. thành lập Liên hợp quốc.
B. họp hội nghị Tê-hê-ran.
C. thoả thuận một số điểm cơ bản về cơ cấu Liên hợp quốc.
D. kí bản Tuyên bố về Liên hợp quốc.
Câu 8. Năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 24 tháng 10 hằng năm làm
A. “Ngày Liên hợp quốc”.
B. “Ngày Hòa bình thế giới”.
C. “Ngày chống phát xít”.
D. “Ngày Bảo vệ môi trường”.
Câu 9. Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. Bình đẳng về chủ quyền quốc gia.
B. Hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
C. Chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
D. Tiến hành hợp tác quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 10. Nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” của Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề nào hiện nay?
A. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
B. Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
C. Bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 11. Mục tiêu phát triển Thiên niên kỉ của Liên hợp quốc đã được Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ (9-2000) thông qua, không bao gồm:
A. Xoá đói giảm nghèo.
B. Thực hiện bình đẳng giới.
C. Đảm bảo bền vững về môi trường.
D. Hạn chế vũ khí hạt nhân.
Câu 12. Trụ sở chính của tổ chức Liên hợp quốc đặt tại
A. Niu Ooc ( Mỹ ).
B. Pari ( Pháp).
C. Luân Đôn ( Anh ).
D. La hay ( Hà Lan ).
……….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.