Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích mà Pgdphurieng.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng câu hỏi trọng tâm bám sát đề minh họa 2025. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 GDKT&PL 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 sách Global Success
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12 Kết nối tri thức
TRƯỜNGTHPT…. . BỘ MÔN: GDKT&PL |
ĐỀCƯƠNGÔNTẬPHỌCKỲ1 NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN:GDKT&PL,KHỐI12 |
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Chủ đề 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Phân biệt tăng trưởng và phát triển kinh tế
2. Các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế
3. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế
4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Chủ đề 2: Hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm và sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế
2. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
3. Trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ đề 3: Bảo hiểm và an sinh xã hội
1. Bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, vai trò của bảo hiểm
2. An sinh xã hội, một số chính sách an sinh xã hội cơ bản, vai trò của an sinh xã hội
Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh
1. Nêu được nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh
2. Giải thích sự càn thiết phải lập kế hoạch kinh doanh
Chủ đề 5: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức thực hiện
2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chủ đề 6: Quản lý thu chi trong gia đình
1. Khái niệm quản lý thu chi trong gia đình
2. Sự cần thiết quản lý thu chi trong gia đình
3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi hợp lý trong gia đình
B. LUYỆN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế
A. so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
B. trong nhiều năm, nhiều thập kỉ liên tiếp.
C. trong một thời gian nhất định so với thời kì gốc.
D. so với mức tăng trưởng chung của kinh tế thế giới.
Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Số lao động tham gia sản xuất.
B. Tổng diện tích đất được sử dụng.
C. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.
D. Sự gia tăng dân số của một quốc gia.
Câu 3. Tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt là
A. GDP.
B. GNI.
C. HDI.
D. NDI.
Câu 4. Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) không bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư.
B. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
C. Giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
D. Giá trị sản phẩm sử dụng ở khâu trung gian.
Câu 5. GDP/ người là viết tắt của chỉ số nào sau đây?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng thu nhập quốc dân.
C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người.
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Câu 6. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?
Thông tin. …. là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, được tính bằng tổng thu nhập từ hàng hoá, dịch vụ cuối cùng do công dân của quốc gia đó tạo ra (bao gồm cả ở trong và ngoài lãnh thổ quốc gia) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
C. Chỉ số phát triển con người (HDI).
D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).
Câu 7. Một trong những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là
A. GNI/ người.
B. HDI.
C. MPI.
D. Gini.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội.
C. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
D. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 9. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội được gọi là
A. Cơ cấu kinh tế.
B. Phát triển kinh tế.
C. Thành phần kinh tế.
D. Tăng trưởng kinh tế.
Câu 10. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua yếu tố nào sau đây?
A. Sự gia tăng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
B. Chỉ số đói nghèo có sự gia tăng nhanh chóng.
C. Loại bỏ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
D. Chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng.
Câu 11. Chỉ tiêu tiến bộ xã hội trong phát triển kinh tế được thể hiện thông qua chỉ số nào dưới đây?
A. GDP.
B. GDI.
C. HDI.
D. GNI.
Câu 12. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại không được thể hiện qua yếu tố nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng của ngành dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng của tất cả các ngành.
Câu 13. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của phát triển kinh tế được thể hiện như thế nào?
A. Làm gia tăng sự không ổn định trong hệ thống tài chính.
B. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngành kinh tế truyền thống.
C. Tăng cường chi phí cho khai thác tài nguyên thiên nhiên.
D. Tạo chậm trễ cho việc thích nghi với những công nghệ mới.
Câu 14. Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của một quốc gia mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của thế hệ tương lai là một trong những yêu cầu bắt buộc của
A. phát triển bền vững.
B. chuyển dịch kinh tế.
C. chuyển đổi kinh tế.
D. thành phần kinh tế.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?
A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về mặt chất của một nền kinh tế.
B. Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của một nền kinh tế.
C. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn so với tăng trưởng kinh tế.
D. Phát triển kinh tế có phạm vi hẹp hơn và đơn điệu hơn so với tăng trưởng kinh tế.
Câu 16:
Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3. 200 – 3. 500 USD (so với mức 2. 100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2. 052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ.
a)Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt trung bình 7%/năm tạo tiền đề vật chất thúc đẩy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế.
b)Thu nhập theo đầu người từ 3. 500 USD giảm xuống còn 2052 USD phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều hướng đi xuống.
c)Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cao.
d)Với 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế là thể hiện các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội khi nước ta phát triển kinh tế.
. . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 GDKT&PL 12 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối học kì 1 GDKT&PL 12 (Cấu trúc mới) của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.