Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện thật tốt khi bước vào kì thi chính thức.
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Địa lí lớp 10 tổng hợp kiến thức lý thuyết trọng tâm và một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo.
I. Nội dung ôn thi học kì 1 Địa lí 10
– Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.
– Khí áp và gió
- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
- Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).
– Mưa
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
- Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.
– Thủy quyển, nước trên lục địa
- Nêu được khái niệm thủy quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
- Vẽ được sơ đồ, phân tích được hình vẽ về thủy quyển.
- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nư
– Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- Trình bày được khái niệm sinh quyển.
- Phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
- Liên hệ được thực tế ở địa phương.
– Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
- Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí.
– Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới, liên hệ được thực tế ở địa phương.
- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.
– Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- Nêu được khái niệm khí quyển.
- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương, địa hình.
- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.
– Khí áp và gió
- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
- Phân tích được hình vẽ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (khí áp, gió).
II. Kiến thức lý thuyết ôn thi học kì 1
CHỦ ĐỀ 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
1. Phương pháp kí hiệu
a) Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tựợng trên BĐ.
b) Các dạng kí hiệu
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a) Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b) Khả năng biểu hiện
- Hướng đi của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng di chuyển.
- Chất lượng của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm
a) Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều. Bằng những đường chấm có giá trị như nhau.
b) Khả năng biểu hiện
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
a) Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thồ đó.
b) Khả năng biểu hiện
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng.
5. Vai trò của biểu đồ trong học tập và đời sống
a) Trong học tập
- Học tại lớp
- Học ở nhà
- Kiểm tra
b) Trong đời sống
- Bảng chỉ đường
- Phục vụ các ngành sản xuất
- Trong quân sự
6. Sử dụng biểu đồ, atlat trong học tập
* Những vấn đề cần lưu ý:
a. Chọn biểu đồ phù hợp.
b. Đọc biểu đồ phải tìm hiểu về tỷ lệ và ký hiệu biểu đồ.
c. Xác định phương hướng trên bản đồ.
d. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên biểu đồ
* Atlat: là một tập hợp các bản đồ. Khi sử dụng thường phải kết hợp bản đồ ở nhiều trang Atlat có nội dung liên quan với nhau để tìm hiểu hoặc giải thích một hiện tượng, đối tượng địa lí.
7. Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
– Hệ thống định vị toàn cầu (GPS):
- Là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí của vật thể dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo.
- Ứng dụng: công cụ định vị và dẫn đường, ứng dụng vào các hoạt động giải trí, cảnh báo trước các địa điểm có thể xảy ra thiên tai, tìm kiếm đồ vật bị thất lạc, giám sát trẻ tự kỉ,…
– Bản đồ số:
- được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hóa các bản đồ truyền thống.
- Ứng dụng: tìm đường, tạo bản đồ riêng mình, lưu địa chỉ nhà, trường học hay nơi làm việc,…
CHỦ ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT
1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất
– Nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời: thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm. Ở trung tâm có khối lượng bụi lớn, nhiệt độ tăng lên rất cao có các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời.
– Nguồn gốc hình thành Trái Đất: những vành xoắn ốc ở phía ngoài kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. Sự tăng thêm nhiệt làm nóng chảy vật chất ở bên trong lòng Trái Đất và sắp xếp thành các lớp: nhân, bao man-ti và vỏ Trái Đất.
2. Vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
a) Đặc điểm vỏ Trái Đất
- Trái Đất có cấu trúc gồm ba lớp: vỏ, man-ti và nhân.
- Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng, độ dày từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa. Trên cùng của vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích, ở giữa là tầng đá granit làm thành nền của các lục địa. Dưới tầng granit là tầng badan thường lộ ra dưới đáy đại dương.
- Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại đương.
b, Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hoá học, chủ yếu là silic và nhôm (còn được gọi là quyển si-an), vật liệu cấu tạo nên Trái Đất chủ yếu là khoáng vật và đá.
3. Thuyết cấu tạo mảng
a) Nội dung:
– Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Toàn bộ bề mặt Trái Đất (gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti) chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.
b) Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa
– Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có 4 cách tiếp xúc với nhau: tách rời nhau, xô vào nhau, hút chìm và trượt bằng
4. Hệ quả địa lí của các chuyển động của Trái Đất
a) Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
– Sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm.
– Giờ trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ Quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ Quốc tế hay giờ GMT
b) Hệ quả chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất
– Các mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông
– Ngày đêm, dài ngắn theo vĩ độ: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc, bán cầu Nam diễn ra ngược lại.
CHỦ ĐỀ 3: THẠCH QUYỂN
1. Thạch quyển, nội lực
a) Khái niệm thạch quyển: là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.
– Cấu tạo: chủ yếu là các loại đá. Nên thạch quyển còn gọi là quyển đá.
– Theo thuyết kiến tạo mảng:
+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo có kích thước lớn nhỏ khác nhau, chuyển động trên lớp man-ti quánh dẻo.
+ Vận động kiến tạo ở các ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc, hình thái địa hình bề mặt Trái Đất.
b) Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
* Nội lực: là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
– Nguyên nhân: do sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất.
– Hệ quả là làm thay đổi bề mặt Trái Đất: dịch chuyển các mảng kiến tạo, hình thành núi, tạo ra các uốn nếp, đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa,…
* Tác động của nội lực đến sự hình thành bề mặt Trái Đất:
- Vận động theo phương thẳng đứng
- Vận động theo phương nằm ngang
2. Ngoại lực
a) Khái niệm: là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
b) Tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
Quá trình phong hóa
- Phong hóa lí học
- Phong hóa hóa học
- Phong hóa sinh học
Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
- Quá trình bóc mòn
- Quá trình vận chuyển
- Quá trình bồi tụ
CHỦ ĐỀ 4: KHÍ QUYỂN
1. Khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
a) Khí quyển: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời
b) Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- Phân bố theo vĩ độ
- Phân bố theo lục địa và đại dương
- Phân bố theo địa hình
2. Khí áp và gió
a) Khí áp: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Không khí dù nhẹ nhưng cũng có trọng lượng. Khí áp cao nhất là ở Xi-bia (Sibir), lên đến 1 084 mb và khí áp thấp nhất là tại mắt bão ở Thái Bình Dương, chỉ có 870 mb.
– Nguyên nhân hình thành khí áp là do nhiệt lực và động lực
– Nguyên nhân thay đổi khí áp: theo độ cao, theo nhiệt độ, theo thành phần không khí
b) Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp. Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.
3. Mưa
a) Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
– Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Các giọt nước hoặc tinh thể băng rơi xuống đất phải có kích thước lớn đủ để thắng sức cản của không khí, sự bay hơi trên đường rơi của chúng.
– Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất.
– Thế giới có những nơi mưa nhiều, lượng mưa lớn gây lũ lụt, ngược lại có nhiều khu vực lượng mưa ít gây hạn hán vì lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.
b) Sự phân bố mưa trên Trái Đất
– Phân bố theo vĩ độ
– Phân bố theo khu vực
4. Thủy quyển, nước trên lục địa
a) Thủy quyển
– Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, …
– Thuỷ quyển có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.
b) Nước trên lục địa
– Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: nguồn cung cấp nước sông, các nhân tố tự nhiên khác
– Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa không thông với biển.
– Trên các đỉnh núi cao và vùng cực, do khí hậu quanh năm lạnh giá nên nước tồn tại ở thể rắn gọi là nước băng tuyết, bao phủ 10% diện tích lục địa.
– Trong vỏ Trái Đất cũng tóm tại một lượng nước khá lớn, đó là nước ngầm.
c) Bảo vệ nước ngọt
Có nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt, trong đó có một số giải pháp quan trọng như:
+ Phân phối lại nguổn nước ngọt trên thế giới; xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước, …
+ Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm; …
+ Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ Luật bảo vệ môi trường và nguồn nước,…
5. Nước biển và đại dương
– Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và ở giữa đại dương là khoảng 17°C.
– Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
– Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
– Dòng biển là dòng nước di chuỵển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.
6. Đất
– Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
– Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước; nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
– Vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thô ở phẩn trên cùng của vỏ Trái Đất, kết quả của các quá trình phong hoá làm đá và khoáng vật bị biến đổi.
7. Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
– Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
– Giới hạn của sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và lớp vỏ phong hoá).
– Các nhân tố ảnh hưởng: Khí hậu, nguồn nước, đất, địa hình, sinh vật và con người.
III. Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Địa lí 10
A, Trắc nghiệm
Câu 1. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?
A. Chí tuyến.
B. Xích đạo.
C. Cực.
D. Ôn đới.
Câu 2. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. xích đạo và chí tuyến.
B. chí tuyến và ôn đới.
C. ôn đới và cực.
D. cực và xích đạo.
Câu 3. Gió Đông cực thổi từ áp cao
A. chí tuyến về ôn đới.
B. cực về ôn đới.
C. chí tuyến về xích đạo.
D. cực về xích đạo.
Câu 4. Gió Mậu dịch thổi từ áp cao
A. chí tuyến về ôn đới.
B. cực về ôn đới.
C. chí tuyến về xích đạo.
D. cực về xích đạo.
Câu 5. Nơi nào sau đây có mưa ít?
A. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.
B. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.
C. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.
D. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.
Câu 6. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước
A. vào mùa hạ.
B. vào mùa xuân.
C. quanh năm.
D. theo mùa.
Câu 7. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu
A. ẩm, mưa nhiều.
B. khô, ít mưa.
C. lạnh, ít mưa.
D. nóng, mưa nhiều.
Câu 8. Đặc trưng của thổ nhưỡng là
A. tơi xốp.
B. độ phì.
C. độ ẩm.
D. vụn bở.
Câu 9. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có
A. toàn bộ sinh vật sinh sống.
B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.
C. thực, động vật; vi sinh vật.
D. toàn bộ thực vật sinh sống.
Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Đài nguyên.
B. Rừng lá kim.
C. Thảo nguyên.
D. Rừng lá rộng.
Câu 11. Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật
A. địa đới.
B. đai cao.
C. thống nhất.
D. địa ô.
Câu 12. Thành phần nào sau đây không thuộc lớp vỏ địa lí ở lục địa?
A. Khí quyển.
B. Sinh quyển.
C. Thạch quyển.
D. Thổ nhưỡng quyển.
Câu 13. Trong tự nhiên, các thành phần không tồn tại và phát triển một cách cô lập là biểu hiện của quy luật
A. địa đới.
B. địa ô.
C. thống nhất.
D. đai cao.
Câu 14. Các vòng đai nhiệt từ Xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Vòng đai nóng, ôn hoà, lạnh, băng giá vĩnh cửu.
B. Vòng đai nóng, lạnh, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.
C. Vòng đai lạnh, nóng, ôn hoà, băng giá vĩnh cửu.
D. Vòng đai lạnh, nóng, băng giá vĩnh cửu, ôn hoà.
Câu 15. Các vành đai áp nào sau đây được hình thành do động lực?
A. Xích đạo, chí tuyến.
B. Chí tuyến, cực.
C. Cực, xích đạo.
D. Ôn đới, chí tuyến.
Câu 16. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của
A. áp cao.
B. áp thấp.
C. gió mùa.
D. địa hình.
Câu 17. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông?
A. Nước ngầm.
B. Băng tuyết.
C. Địa hình.
D. Thực vật.
Câu 18. Sóng xô vào bờ không phải là do
A. gió.
B. bão.
C. áp thấp.
D. dòng biển.
Câu 19. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?
A. Khí hậu.
B. Sinh vật.
C. Địa hình.
D. Đá mẹ.
Câu 20. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có
A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.
C. chất dinh dưỡng, không khí và nước.
D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng.
Câu 21. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
B. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
C. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
Câu 22. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo độ cao của
A. đất và thực vật.
B. thực và động vật.
C. động vật và đất.
D. đất và vi sinh vật.
Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng với frông?
A. Có frông nóng và frông lạnh.
B. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.
C. Hai bên khác biệt về nhiệt độ.
D. Hướng gió hai bên giống nhau.
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.
B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.
C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.
D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.
Đáp án
1.B | 2.B | 3.B | 4.C | 5.D | 6.C | 7.B | 8.B |
9.A | 10.A | 11.C | 12.C | 13.C | 14.A | 15.D | 16.A |
17.A | 18.D | 19.B | 20.A | 21.D | 22.A | 23.D | 24.B |
B. Tự luận
Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:
– Nêu các đai khí áp cao và đai khí áp thấp trên Trái Đất.
– Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
Câu 2. Trình bày biểu hiện của quy luật địa đới thông qua sự phân bố của các thành phần và cảnh quan địa lí. Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3, Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:
– Trình bày hiện tượng phơn (gió phơn) và cho biết nguyên nhân hình thành hiện tượng này.
– Nêu sự khác nhau về nhiệt độ không khí và lượng mưa ở sườn đón gió và sườn khuất gió.
Câu 4. Việc nghiên cứu quy luật địa đới và quy luật phi địa đới trong vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào trong tìm hiểu và sử dụng tự nhiên?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập Địa lý lớp 10 học kì 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.