pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11

Tháng 5 9, 2024 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Đề cương giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Sinh học 11 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức

TRƯỜNGTHPT…………

MÔN: SINH HỌC 11

ĐỀCƯƠNGÔNTẬP GIỮAHỌCKỲ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cảm ứng là

A. sự phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường trong cơ thể.
B. sự tiếp nhận của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
C. sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
D. sự lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.

Câu 2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật là

A. đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
B. là đặc điểm thích ứng của sinh vật khi môi trường không biến đổi
C. giúp sinh vật sinh sản nhanh
D. động vật và thực vật tránh được kẻ thù

Câu 3. Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Hoa bồ công anh nở khi có ánh sáng.
B. Vận động ngủ, thức của chồi cây bàng theo mùa.
C. Hiện tượng thân, tua cuốn của cây mướp quấn trên giàn leo.
D. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.

Câu 4. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng ngắn dẫn đến chồi cây bàng ngủ (không sinh trưởng). Đây là một ví dụ về:

A. hướng sáng dương.
B. hướng sáng âm.
C. ứng động sinh trưởng.
D. ứng động không sinh trưởng.

Câu 5 Cảm ứng ở thực vật biểu hiện bằng

A. sự thay đổi hình thái của các cơ quan, bộ phận như ra hoa, kết quả.
B. sự vận động của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích thích đến từ một hướng xác định.
C. sự tiếp nhận kích thích của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích thích đến từ một hướng xác định hoặc kích thích không có hướng.
D. sự vận động của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích thích đến từ một hướng xác định hoặc kích thích không có hướng.

Câu 6. Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 – 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 – 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

A. Nhiệt độ.
B. Ánh sáng.
C. Độ ẩm.
D. Chất dinh dưỡng.

Câu 7. Phát biểu nào sai khi nói về cơ chế hướng động?

A. Các tác nhân kích thích tác động theo một hướng xác định lên các thụ thể.
B. Cơ chế hướng động liên quan đến hormone auxin ở thực vật.
C. Các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với tế bào ở thân.
D. Tốc độ dãn dài của bộ phận đáp ứng đồng đều giữa các tế bào ở hai phía.

Câu 8. Hướng tiếp xúc không có ở loài cây nào dưới đây?

A. Mồng tơi.
B. Xương rồng.
C. Mướp đắng
D. Gấc.

Câu 9. Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?

A. Auxin làm tế bào dãn dài và không phân chia.
B. Auxin làm tế bào lâu già.
C. Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
D. Auxin làm tế bào phát triển cong về phía tác nhân kích thích.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nối tiếp, xen kẽ nhau.
B. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển.
C. Cây ra lá là một biểu hiện của sự sinh trưởng.
D. Con gà tăng từ 1,2 kg đến 3 kg là một biểu hiện của sự sinh trưởng.

Câu 11. Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở:

A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn.
B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn.
D. Động vật chân khớp, côn trùng.

Câu 12. Ở động vật chưa có hệ thần kinh, cảm ứng là sự đến kích thích có lợi hoặc tránh xa kích thích có hại.

Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. chuyển động của từng cơ quan
B. chuyển động của một phần cơ thể
C. chuyển động cục bộ
D. chuyển động của cả cơ thể

Câu 13. Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về:

A. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.
B. tốc độ, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.
C. số lượng, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.
D. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.

Câu 14. Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành các nhóm:

A. hệ thần kinh dạng đốt và hệ thần kinh dạng ống.
B. hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng ống.
C. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống.
D. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng đốt, hệ thần kinh dạng ống.

Câu 15. Ở hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố ……. . (1)……. . và ……. . (2)… với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.

Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) tương tác
B. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) liên kết
C. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) liên kết
D. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) tương tác

Câu 16. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở:

A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn.
B. Động vật có xương sống.
C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn.
D. ruột khoang, chân khớp.

Câu 17. Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch là một ……. . (1)… điều khiển hoạt động của ……. . (2)……. . Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) cơ quan, (2) cả cơ thể.
B. (1) cơ quan, (2) một vùng xác định trên cơ thể.
C. (1) trung tâm, (2) cả cơ thể.
D. (1) trung tâm, (2) một vùng xác định trên cơ thể.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa học kì 2 môn Sinh học 11 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập giữa kì 2 Sinh học 11 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Bài Viết Liên Quan

Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 15 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Previous Post: « Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo Ôn thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022 – 2023
Next Post: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán 6 sách Cánh diều Ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2023 – 2024 »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win BET88